Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Lý thuyết về ma trận BCG


BCG là tên của một công ty tư vấn chiến lược (strategy consulting) của Mỹ, the Boston Consulting Group. Công ty này thành lập năm 1963 do Bruce Henderson sáng lập. Sau đó, nó nhanh chóng trở thành một trong ba công ty tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới, bao gồm: McKinsey, Boston Consulting và Mercer. Lĩnh vực chủ yếu của tư vấn chiến lược là: lập kế hoạch kinh doanh chiến lược, hoạch định chiến lược của công ty, hoạch định chiến lược marketing (cấp công ty) v.v... chủ yếu ở tầm CEO - cấp độ cao nhất trong một công ty.
Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tư vấn khác (trong đó nổi bật nhất là các công ty tư vấn của các đại gia kiểm toán trên thế giới) thì không thuộc lĩnh vực tư vấn chiến lược mà chỉ là tư vấn quản lý (management consulting). Tự bản thân cái tên của hai lĩnh vực tư vấn cũng nói lên sự khác nhau của chúng.

Sau khi được thành lập, ngay trong thập kỷ 60, BCG dựa vào kinh nghiệm của bản thân các nhân viên của mình và đã "sản xuất" ra hai mô hình quan trọng (một là về lý thuyết và cái còn lại có tính thực tiễn cao hơn):
  • Đường kinh nghiệm (Experience Curve)
  • Ma trận BCG
Trước hết, xin phép được giới thiệu qua về Experience Curve

Experience Curve
mt01.jpg

Qua kinh nghiệm tư vấn cho các công ty đa quốc gia lớn, BCG nhận thấy một xu hướng là trong một ngành kinh doanh, chi phí sản xuất thường có xu hướng giảm dần theo thời gian. Do đó, họ đi đến một GIẢ THIẾT là: các công ty sẽ càng ngày hoạt động hiệu quả hơn nhờ kinh nghiệm họ tích lũy được trong việc sản xuất ra sản phẩm của họ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và kinh nghiệm sản xuất tích lũy được thể hiện thông qua chính cái gọi là đường kinh nghiệm (experience curve).

Họ cũng đưa ra một khả năng để giải thích sự chênh lệch về chi phí sản xuất giữa các công ty cạnh tranh nhau (kiểu như giữa Romano của Unza và X-Men của ICP) là do một số công ty đã tích lũy kinh nghiệm sản xuất và phát triển được kiến thức của họ về sản xuất sản phẩm đó trong khi các công ty khác chưa thể làm được điều này

Lý thuyết này diễn giải khá dài, tóm lược lại thì nếu nhìn vào trong đồ thị ở trên, các bạn có thể hiểu được là, nếu một công ty có 20 kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất một sản phẩm thì từ năm thứ 10 trở đi đến năm thứ 20, chi phí sản xuấtsẽ giảm được 20%. Và sẽ tiếp tục tiếp tục và tiếp tục... nhưng không bao giờ giảm về ZERO cả

Experience Curve có một ý nghĩa quan trọng là: Nếu một công ty có thể gia tăng kinh nghiệm sản xuất của mình thông qua việc tăng thị phần thì công ty đó có khả năng đạt được lợi thế về chi phí trong ngành kinh doanh đó mà các đối thủ khó có khả năng đạt được => nó khuyên các công ty tập trung đầu tư nhằm nhanh chóng tăng thị phần vì khoản đầu tư này sẽ được bù đắp trong tương lai

Xu hướng mới trong chiến lược của các đại gia đã được khẳng định từ đó => đánh mạnh vào thị trường nhằm giành càng nhiều thị phần càng tốt, thời gian đầu lỗ đến mức nào cũng được vì sau này sẽ được bù đắp

Lý thuyết này cũng được xây dựng dựa trên một nguyên lý của kinh tế học -Tính hiệu quả về quy mô (economies of scale)

Trên cơ sở Experience Curve và Product Life Cycle, BCG xây dựng lên mô hình ma trận BCG

Ma trận BCG hay còn gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần (growth/share matrix) được xây dựng vào cuối thập ky 60. Nguyên tắc cơ bản của ma trận này chính là đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích danh mục sản phẩm của 1 công ty và đặt nó vào trong 1 ma trận như dưới đây.
mt02.jpg
Từ đó giúp nhà Quản trị quyết định phân bổ vốn cho các SBU và đánh giá tình hình tài chính của công ty. Ma trận này là một bảng gồm 4 ô vuông trong đó:

*Trục hoành: Thể hiện thị phần tương đối của SBU được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU với doanh số của đối thủ đứng đầu hoặc đối thủ đứng thứ nhì.
*Trường hợp SBU không dẫn đầu ngành về doanh số, thị phần tương đối của SBU bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU đó với doanh số của đối thủ đầu ngành.
*Trường hợp SBU dẫn đầu ngành về doanh số, thị phần tương đối của SBU bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU đó với doanh số của đối thủ đứng thứ nhì trong ngành.
*Trục tung: Chỉ xuất tăng trưởng hàng năm của thị trường của tuyến sản phẩm mà SBU này kinh doanh tính bằng phần trăm . Nếu SBU có phần trăm lớn hơn 10% được xem mức MGR cao ( MGR: Market Growth Rate).

và tên của bốn phần của ma trận lần lượt là: Ngôi sao, Dấu hỏi, Bò sữa và Chó.

Các công ty sẽ phải xác định được tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm cũng như thị phần của từng sản phẩm này để đặt vào trong ma trận. Dựa trên ma trận này, BCG đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
  • Xây dựng (Build):Sản phẩm của công ty cần được đầu tư để củng cố để tiếp tục tăng trưởng thị phần. Trong chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn. Chiến lược này được áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi (Question Mark)
  • Giữ (Hold):Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Bò Sữa (Cash Cow) nhằm tối đa hoá khả năng sinh lợi và sản sinh tiền
  • Thu hoạch (Harvest):Chiến lược này tập trung vào mục tiêu đạt được lợi nhuận ngay trong ngắn hạn thông qua cắt giảm chi phí, tăng giá, cho dù nó có ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của sản phẩm hay công ty. Chiến lược này phù hợp với sản phẩm trong phần Bò Sữa nhưng thị phần hoặc tăng trưởng thấp hơn bình thường hoặc Bò Sữa nhưng tương lai không chắc chắn. Ngoài ra, có thể sử dụng cho sản phẩm trong Dấu hỏi nhưng không thể chuyển sang Ngôi sao hay Chó
  • Từ bỏ (Divest):Mục tiêu là từ bỏ sản phẩm hoặc bộ phận kinh doanh nào không có khả năng sinh lời để tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hay bộ phận có khả năng sinh lời lớn hơn. Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi và chắc chắn không thể trở thành Ngôi sao và cho sản phẩm nằm trong phần Chó.
Các chiến lược đề xuất cho các ô của ma trận BCG là:
 
 
Suất tăng trưởng của thị trường
Tăng trưởng + 10%
II
Tấn công trực diện
Bao vây
III
 
Tấn công cạnh sườn
Tấn công đánh lạc hướng
Đình đốn 0%
I
Phòng thủ đi động
Phòng thủ tích cực
Phản công
Phòng thủ vị trí cạnh sườn
IV
 
Tấn công du kích
Phòng thủ di động
Rút lui chiến lược
Suy thoái – 10%
VI
 
Phòng thủ cố định
Phòng thủ vị trí cạnh sườn
Rút lui chiến lược
V
 
 
Rút lui chiến lược
Sức mạnh tương đối của sản phẩm
 
Khống chế
Bị khống chế
 
Doanh nghiệp khi phân tích ma trận BCG sẽ giúp cho việc phân bổ các nguồn lực cho các SBU một cách hợp lý, để từ đó xác định xem cần hay bỏ một SBU nào đó. Tuy nhiên ma trận này cũng bộc lộ một số điểm yếu là : Quá đơn giản khi chỉ sử dụng hai chỉ tiêu : RMS và MGR để xác định vị trí của USB trên thị trường mà không đưa ra được chiến lược cụ thể cho các SBU, không xác định vị trí của SBU kinh doanh các sản phẩm mới.

Ma trận BCG đơn giản hóa chiến lược thông qua hai yếu tố là tốc độ tăng trưởng sản phẩm và thị phần. Nó giả định rằng để có được tốc độ tăng trưởng cao thì phải sử dụng nhiều nguồn lực (và tiền) hơn. Nó không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà có thể sử dụng để phân tích các bộ phận hay công ty con của một công ty => phân phối lại nguồn lực trong công ty
(TTVNOnline-Bigdaddy)

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bảy cách chọn người của Gia Cát Lượng dựa trên 7 chữ: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”. Cho tới nay, cách chọn hiền tài này vẫn còn nguyên giá trị.


Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị. Ông là nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự thiên tài. Sự kiệt xuất của ông khiến kẻ thù cũng phải kính nể. Những mưu lược của ông như “Khẩu chiến thuyết quần nho”, “Mượn gió Đông”, “Hỏa công Xích Bích”, “Ba lần chọc tức Chu Du”, “Mưu trí bày trận Hoa Dung”… khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục. Trong số những tư tưởng vượt trội của Khổng Minh, 7 tiêu chuẩn chọn hiền tài của ông vẫn còn nguyên giá trị.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong1
Vừa qua, các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc hội thảo phân tích về 7 cách chọn hiền tài của Gia Cát Lượng. Cụ thể, vị quân sư kiệt xuất này đã dựa trên 7 tiêu chí lớn: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong2
1. “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí”. Nghĩa là hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem xét chí hướng của họ. Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong3
Chí hướng là động lực thúc đẩy con người tiến lên. Người không có chí hướng thì không thể làm nên việc lớn. Người không có chí hướng chẳng khác gì người đi đêm không có trăng sao, người đi biển không có ngọn hải đăng. Bởi vậy, biết rõ được chí hướng của con người thì sẽ đánh giá được ý chí của họ. Không chỉ Trung Quốc, tại nhiều nước trên thế giới, phần lớn những nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự nổi tiếng đều có chí hướng ngay từ khi tuổi còn nhỏ.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong4
2. “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ Biến”. Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ. “Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, Gia Cát Lượng thường dồn dập đưa ra những lý lẽ, những tình huống để dồn họ vào thế đường cùng, thế bí nhằm xem xét khả năng đối phó, ứng biến của đối phương.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong5
Người có khả năng ứng biến giỏi, nhất là các tướng cầm quân khi bị dồn vào thế đường cùng, họ ắt sẽ biết cách ứng phó, biết chuyển bại thành thắng, biết mở cho mình con đường sống. Người xưa có câu: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu âm hoa minh hựu nhất thôn”. Nghĩa là trong thế đường cùng bốn bề sông núi tưởng không lối thoát, nhưng người biết ứng biến, năng động vẫn có thể mở ra lối thoát tới nơi rực rỡ đầy hoa.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong6
3 – “Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ Thức”. Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong7
4 – “Cáo chi dĩ nan nhi quan kỳ Dũng”. Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương, nhất là đối với những tướng cầm quân ngoài mặt trận. Thời cổ đại, hai tiêu chuẩn rất quan trọng đối với tướng lĩnh là “Trung, Dũng”, tức là trung thành và dũng cảm. Người Trung Quốc xưa có câu “Hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng”, nghĩa là hai đối thủ gặp nhau trên con đường độc đạo, người dũng cảm sẽ chiến thắng.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong8
Khi lựa chọn hiền tài, Gia Cát Lượng thường đưa ra những nghịch cảnh, khó khăn gian nguy để thử thách sự dũng cảm của họ, bởi lúc lâm nguy tinh thần dũng cảm vô cùng quan trọng. Khắc phục một khó khăn có thể dễ dàng nhưng khắc phục 10 hay 100 khó khăn, gian nguy liên tiếp đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm vô song. Một nhà triết học người Đức từng nói: “Chỉ có con người nào đã từng trải qua sự giày vò của địa ngục thì mới có sức mạnh để xây dựng được thiên đường”.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong9
5 – “Túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ Tính”. Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong10
6 – “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm”. Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong11
Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời. Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan thanh liêm và tướng tài, như Vận Tưởng Uyển, Đổng Hòa, Lưu Ba, Đổng Doãn, Dương Hồng. Thực tế cũng cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong12
7 – “Kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ Tín”. Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ. Gia Cát Lượng cho rằng: “Ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, tức là một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc làm, là người không có chữ tín.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong13
Bởi vậy, có câu: “Thính kỳ ngôn, Quan kỳ hành”, tức nghe họ nói không đủ mà phải xem họ làm như thế nào. “Quốc vô tín bất hưng, nhân vô tín bất lập”, một đất nước mà không có chữ tín với các nước thì không thể hưng thịnh, một người không có chữ tín với mọi người thì không thể lập nghiệp.
giai-ma-7-cach-chon-nguoi-cua-gia-cat-luong14
(Kiến Thức)

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Một ngày làm việc của các CEO công ty công nghệ

Dậy sớm và làm việc miệt mài là những thói quen phổ biến nhất để tạo ra một con người thành công, và các CEO khủng nhất làng công nghệ hiện nay Bill Gates, Steve Jobs hay Tim Cook đều là những người như thế.
1, CEO của Apple – Tim Cook Một ngày làm việc của Tim Cook, giám đốc điều hành Apple bắt đầu từ lúc 4h30 sáng. Có một điều mà nhiều nhân viên đã từng làm việc với ông này phải khẳng định rằng, Tim Cook luôn là một trong những người đầu tiên đến công ty và lúc về cũng như vậy.
Ngày đầu tuần với Tim luôn bắt đầu bằng cuộc họp cấp cao giữa những người trực tiếp điều hành và quản lý việc hoạt động của Apple. Tại đây, họ bỏ ra bốn tiếng đồng hồ để ngồi nói về đối thủ, thị trường, cách phát triển thị trường cũng như các ý tưởng dành cho các sản phẩm sắp tới.
Cũng tương tự như Jobs, có một điều mà Tim Cook rất chú ý khi ngồi vào chiếc ghế của người đứng đầu Apple, đó là vấn đề chăm sóc khách hàng. Ông thường xuyên dành thời gian để trả lời trực tiếp các thắc mắc từ phía khách hàng, hoặc cũng có thể qua mail. Với những vấn đề rắc rối hơn Tim sẽ trực tiếp là người giải quyết các khúc mắc đó. Và có một điều mà không nhiều người biết, đó là Tim Cook thường xuyên đi đến rất nhiều các điểm bán hàng của Apple nằm rải rác trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ để kiểm tra tình hình làm việc của nhân viên cũng như nắm được một cách tốt nhất những gì mà các khách hàng cần ở sản phẩm của mình. Với cách tiếp cận thị trường giản dị như vậy của một vị chủ tịch, không khó để trả lời cho câu hỏi rằng, tại sao dù Steve Jobs đã qua đời, công việc làm ăn và kinh doanh của Apple vẫn phát triển đến thế.
Và còn một bất ngờ thú vị nữa để nói về nhân vật này, đó là trong một buổi đấu giá dành cho mục đích từ thiện với phần thưởng là cuộc ghé thăm tổng hành dinh của Apple tại thành phố Cupertino cùng một giờ trò chuyện với Steve Jobs. Số tiền mà người ta thu được từ cuộc đấu giá này là một số tiền kỉ lục, lên đến hơn nửa triệu đô la Mỹ với 610.000 đô mà người ta sẵn sàng bỏ ra để sở hữu một giờ trò chuyện với ông này, nhiều hơn cả số tiền 250.000 đô la người ta bỏ ra để trò chuyện với Bill Clinton.
2, Cố chủ tịch Steve Jobs của Apple
Với cố chủ tịch Steve Jobs của Apple, ngày làm việc của ông thường bắt đầu từ 6h sáng. Dù lớn tuổi nhất nhưng Steve Jobs luôn là người dậy sớm nhất gia đình, sau đó ông làm việc một chút trước khi ăn sáng với cả gia đình, đưa bọn trẻ đến trường và bắt đầu một ngày làm việc tại công ty vào lúc 9h sáng.
Với những người yêu mến các sản phẩm của Apple, tên tuổi của Steve Jobs đã trở thành huyền thoại
Với Steve Jobs, lúc nào cũng có một điều mới mẻ nào đó để học, học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh, từ khách hàng và từ phía các đối tác. Kể cả cho dù có là những điều mà ông không thích, nhưng ông vẫn luôn tiếp thu để tìm ra các sai lầm và những điểm tốt đẹp từ phía chúng.
Steve không ngừng làm việc, kể cả những ngày tháng vật lộn với căn bệnh ung thư quái ác
Và có một điều mà nhiều người không biết, đó là dù bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ, nhưng Steve Jobs vẫn cứ sống và làm việc cho tới tận những ngày tháng cuối đời. Ông vẫn là người quyết định chính của Apple trước ngày ông sắp mất và ít người biết rằng, ngay cả trước ngày ông mất 1 hôm, Steve vẫn gọi cho Tim Cook – người sẽ kế nhiệm vị trí của ông để bàn bạc về ngày ra mắt của iPhone 4S. Và người ta cũng tin rằng, dù đã nằm xuống trước cả thời điểm iPhone 4S ra đời, nhưng iPhone 5 mới là sản phẩm cuối cùng ghi dấu sự xuất hiện của Steven Jobs.
3, Vittorio Colao – Giám đốc điều hành Vodafone
Vittorio Colao, giám đốc điều hành của Vodafone lại có một thói quen khác, đó là tập thể dục buổi sáng hàng ngày. Ông này thường dậy từ lúc mờ sáng, thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi sau đó mới bắt đầu làm. Ông này cũng thường xuyên cố gắng thu xếp thời gian ở cơ quan để về nhà thưởng thức bữa tối cùng gia đình, sau đó tiếp tục những công việc còn dang dở ban ngày và chỉ chịu nghỉ ngơi khi đã xong công việc vào lúc 11h30’ tối.
4, CEO của Ericsson – Hans Vestberg
Hans Vestberg, CEO của Ericsson là một người cực kỳ quy củ và chính xác về mặt thời gian. Vestberg thường dậy rất sớm, sau đó tập thể dục ăn sáng và lên một danh sách những việc cần phải thực hiện trong ngày. Bên cạnh việc rất nghiêm túc và đúng giờ, Vestberg thường xuyên làm việc liên tục bất kể thời gian và thậm chí có những ngày không ngủ. Trong suy nghĩ của Vestberg, Vodafone là một tập đoàn xuyên biên giới và hoạt động cùng lúc tại rất nhiều các quốc gia, vậy nên mặt trời không bao giờ lặn với Vodafone và dĩ nhiên đã là ban ngày thì lúc nào cũng có thể làm việc.
5, Ông trùm mạng xã hội Mark Zukerberg
Ông chủ của FaceBook, Mark Zukerberg là một người rất giản dị. Dù nắm trong tay một khối tài sản khổng lồ khi còn rất trẻ nhưng Mark vẫn giữ những thói quen truyền thống của mình và gia đình như khi vẫn còn chưa nổi tiếng. Mark vẫn sống trong một căn hộ cho thuê với đồ đạc khá đơn giản và hàng ngày anh vẫn đạp xe đạp hoặc đi bộ đến tổng hành dinh Facebook gần căn hộ của mình.
Giản dị là điều được nói đến nhiều nhất với ông chủ của Facebook
Kể cả khi đã trở thành ông trùm mạng xã hội nhưng từ cách ăn mặt của Mark, người ta vẫn không cảm nhận thấy bất kì một sự xa hoa hào nhoáng nào tồn tại trên con người này. Anh vẫn thích mặc áo pool, quần jeans, đi xăng đan Adidas và có một cuộc sống khép kín trước báo giới. Và ít người biết rằng dù đã trở thành ông chủ nhưng Mark vẫn viết code hàng ngày, đặc biệt là trong các kì nghỉ và khi không phải vật lộn quá nhiều với công việc. Mark vẫn duy trì những thói quen truyền thống này bởi Mark muốn là chính mình và đơn giản là anh này thích như thế.
6, Bill Gates – Ông chủ Microsoft, người giàu nhất làng công nghệ
Bận rộn nhất trong danh sách này phải kể đến Bill Gates. Trước đây, khi vẫn còn nắm giữ vị trí giám đốc điều hành tại Microsoft, ngày làm việc của ông này vô cùng bận rộn và thường xuyên bắt đầu ngay từ lúc sáng sớm. Một ngày làm việc của ông chủ Microsoft thường đầy ắp các cuộc họp và nhiều khi phải di chuyển liên tục suốt cả ngày. Microsoft bận đến nỗi, đã có một phép tính vui được làm để chỉ ra rằng, nếu như làm rơi tờ 100$, Bill Gates sẽ không thể dừng lại và nhặt nó vì một điều rất đơn giản, thời gian mà Gates bỏ ra để nhặt nó ông có thể còn kiếm được nhiều tiền hơn thế.
So với các giám đốc điều hành của các tập đoàn công nghệ khác, phòng làm việc của Bill Gates cũng rất đặc biệt khi ông này sử dụng cùng một lúc đến ba chiếc màn hình, một chiếc để mở các trình duyêt, một chiếc hiển thị các danh sách mail trong hòm thư và một chiếc để Gates có thể đọc các bức thư đó. Việc sử dụng cùng lúc ba màn hình đã trở thành một thói quen của ông này và nhiều lúc Gates phải thú nhận rằng, ông sẽ rất khó để có thể làm việc nếu mà thiếu sự trợ giúp của một trong ba chiếc màn hình đó.
Dưới bàn tay của Bill, Microsoft đã thực sự trở thành một đế chế
Có lẽ thời điểm rảnh rang nhất cho một người như Gates thường vào cuối tuần. Nhưng thay vì dành thời gian cho kì nghỉ của mình, Bill Gates thường dùng nó để viết thư (mail). Và những người nhận được các bức thư này, không ai khác là những nhân viên làm việc dưới quyền Bill Gates. Nội dung của các bức thư đó thường là những vấn đề liên quan đến công việc cũng như bàn bạc về các vấn đề sẽ phải giải quyết trong tuần. Tuy nhiên, cũng có nhiều lúc, chủ đề chính của những bức thư này lại là những lời thăm hỏi dành cho các nhân viên và người thân trong gia đình họ.
(Techz)

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bài giảng CRHO: Quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Chào các ban hôm nay tôi sẽ gửi đến các bạn một bài giảng nữa về kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp (CRHO) bao gồm 16 phần

                                                   Quản trị nhân sự chuyên nghiệp -Phần 3:

 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bài giảng CRHO: Quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Chào các ban hôm nay tôi sẽ gửi đến các bạn một bài giảng nữa về kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp (CRHO) bao gồm 16 phần

Quản trị nhân sự chuyên nghiệp -Phần 2: 
 

Bài giảng CRHO: Quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Chào các ban hôm nay tôi sẽ gửi đến các bạn một bài giảng nữa về kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp (CRHO) bao gồm 16 phần

Quản trị nhân sự chuyên nghiệp -Phần 1:










Kỹ năng tuyển dụng đào tạo


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 6

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 5

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:


Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 5

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 4

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 3

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 2

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 1

Chào các ban!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

kỹ năng mềm: kỹ năng học tập siêu tốc


Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Thói quen của người giàu


BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM: QUẢN TRỊ THỜI GIAN HIỆU QUẢ - TẬP 3


BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM: QUẢN TRỊ THỜI GIAN HIỆU QUẢ - TẬP 2


BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM: QUẢN TRỊ THỜI GIAN HIỆU QUẢ - TẬP 1


'Nghe quốc tế nói về điểm yếu kém của giới trẻ Việt Nam'

Hình ảnh: 'Nghe quốc tế nói về điểm yếu kém của giới trẻ Việt Nam'

Người nước ngoài ca ngợi thanh niên ta cũng lắm, như cần cù, nhạy bén, có chí tiến thủ nhưng đồng thời cũng phê phán ta nhiều điều. “Thuốc đắng dã tật”, chịu khó nghe người ta nói về những khiếm khuyết của mình cũng là một cách học hỏi.

Jean H. — một giáo viên trẻ người Pháp đã từng giảng dạy mấy năm ở nước ta, nhận xét thắng thắn về lớp trẻ Việt trong lĩnh vực giáo dục, rằng:

- “Thanh niên Việt nếu so sánh với các nước có phần kém tự tin và ít trưởng thành hơn. Tại lớp học, học sinh Việt không bao giờ đặt câu hỏi hoặc tranh luận với thầy giáo về bài giảng. Ngược lại ông thầy cũng chẳng mấy khuyến khích người học bày tỏ ý kiến, thậm chí còn tỏ ra bực bội nếu bị sinh viên chất vấn!

Ở cơ quan cũng tiếp tục cái tinh thần đó, các bạn trẻ thường thụ động, ít dám đặt câu hỏi với các sếp. Cái gì cũng gật đầu vâng dạ, nhưng công việc thì khó hoàn tất... Tôi e ngại rằng với cung cách ứng xử kiểu này, các bạn khó thi đua cạnh tranh với người”.

Đối với lớp trẻ đô thị con nhà khá giả, tình hình còn tệ hơn, theo như mô tả của chị Shirley M. — người Mỹ: 

- “Thăm viếng một số gia đình khá giả, tôi nhìn thấy con cái họ, nhất là con trai, về nhà là chơi, ít thấy học hành, tập thể dục hay giúp việc nhà. Bao nhiêu công việc đùn đẩy cả cho mẹ, chị em gái hoặc người giúp việc. Điều này thật khác xa ở phương Tây, con cái trong nhà đều tham gia phụ giúp làm việc nhà. Tôi nghĩ như vậy là không tốt, vì với cái lối cưng chiều như thế, một khi vào đời, làm sao họ có thể tự lập gánh vác việc gia đình và xã hội?”.

Anh Kumi Y. — người Nhật thuộc thế hệ mới, tuy không thích mấy lối làm việc cật lực của đồng bào mình, nhưng anh cũng lưu ý: 

- “Sang Việt Nam, tôi mới thấy người Nhật chúng tôi làm việc quá mức. Ở nước tôi, người ta ở lại công sở làm việc đến khuya là chuyện bình thường.

Ở Việt Nam, tôi nhìn thấy nhiều người về nhà ngay sau giờ cơ quan đóng cửa, thậm chí còn có người về sớm hơn, nhất là ở các công sở. Công nhân viên thường đi làm trễ, nghỉ trưa quá dài!

Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất một cách vô tư”.

Anh P.M.X là một chuyên gia cao cấp Việt kiều được mời tư vấn đánh giá lại một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, nhận xét khi làm việc chung với nhiều nhóm chuyên viên trẻ trong nước:

-  “Khi làm việc với một số công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam, tôi gặp gỡ không ít các em tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ ở nước ngoài về. Đây là những thành phần ưu tú ở Việt Nam, nhưng tôi lại rất thất vọng về họ, vì đa số chưa biết cách tổ chức và làm việc. Có lẽ họ đã thành công khi lấy được bằng cấp ở nước ngoài nhưng rõ ràng là chưa nắm bắt được phong cách lẫn phương pháp làm việc tiên tiến của người”.

Những nhận xét trên có vẻ không dễ “xuôi tai” nhưng là những điều đáng để ta phải “nghĩ”, nhìn lại mình và tăng tốc cùng đất nước tích cực hội nhập và cạnh tranh với người.

Theo THANH NIÊN ONLINE
Người nước ngoài ca ngợi thanh niên ta cũng lắm, như cần cù, nhạy bén, có chí tiến thủ nhưng đồng thời cũng phê phán ta nhiều điều. “Thuốc đắng dã tật”, chịu khó nghe người ta nói về những khiếm khuyết của mình cũng là một cách học hỏi.

Jean H. — một giáo viên trẻ người Pháp đã từng giảng dạy mấy năm ở nước ta, nhận xét thắng thắn về lớp trẻ Việt trong lĩnh vực giáo dục, rằng:

- “Thanh niên Việt nếu so sánh với các nước có phần kém tự tin và ít trưởng thành hơn. Tại lớp học, học sinh Việt không bao giờ đặt câu hỏi hoặc tranh luận với thầy giáo về bài giảng. Ngược lại ông thầy cũng chẳng mấy khuyến khích người học bày tỏ ý kiến, thậm chí còn tỏ ra bực bội nếu bị sinh viên chất vấn!

Ở cơ quan cũng tiếp tục cái tinh thần đó, các bạn trẻ thường thụ động, ít dám đặt câu hỏi với các sếp. Cái gì cũng gật đầu vâng dạ, nhưng công việc thì khó hoàn tất... Tôi e ngại rằng với cung cách ứng xử kiểu này, các bạn khó thi đua cạnh tranh với người”.

Đối với lớp trẻ đô thị con nhà khá giả, tình hình còn tệ hơn, theo như mô tả của chị Shirley M. — người Mỹ:

- “Thăm viếng một số gia đình khá giả, tôi nhìn thấy con cái họ, nhất là con trai, về nhà là chơi, ít thấy học hành, tập thể dục hay giúp việc nhà. Bao nhiêu công việc đùn đẩy cả cho mẹ, chị em gái hoặc người giúp việc. Điều này thật khác xa ở phương Tây, con cái trong nhà đều tham gia phụ giúp làm việc nhà. Tôi nghĩ như vậy là không tốt, vì với cái lối cưng chiều như thế, một khi vào đời, làm sao họ có thể tự lập gánh vác việc gia đình và xã hội?”.

Anh Kumi Y. — người Nhật thuộc thế hệ mới, tuy không thích mấy lối làm việc cật lực của đồng bào mình, nhưng anh cũng lưu ý:

- “Sang Việt Nam, tôi mới thấy người Nhật chúng tôi làm việc quá mức. Ở nước tôi, người ta ở lại công sở làm việc đến khuya là chuyện bình thường.

Ở Việt Nam, tôi nhìn thấy nhiều người về nhà ngay sau giờ cơ quan đóng cửa, thậm chí còn có người về sớm hơn, nhất là ở các công sở. Công nhân viên thường đi làm trễ, nghỉ trưa quá dài!

Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất một cách vô tư”.

Anh P.M.X là một chuyên gia cao cấp Việt kiều được mời tư vấn đánh giá lại một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, nhận xét khi làm việc chung với nhiều nhóm chuyên viên trẻ trong nước:

- “Khi làm việc với một số công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam, tôi gặp gỡ không ít các em tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ ở nước ngoài về. Đây là những thành phần ưu tú ở Việt Nam, nhưng tôi lại rất thất vọng về họ, vì đa số chưa biết cách tổ chức và làm việc. Có lẽ họ đã thành công khi lấy được bằng cấp ở nước ngoài nhưng rõ ràng là chưa nắm bắt được phong cách lẫn phương pháp làm việc tiên tiến của người”.

Những nhận xét trên có vẻ không dễ “xuôi tai” nhưng là những điều đáng để ta phải “nghĩ”, nhìn lại mình và tăng tốc cùng đất nước tích cực hội nhập và cạnh tranh với người.

Theo THANH NIÊN ONLINE

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

17 khác biệt trong tư duy của người giàu

Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo.
Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

 .
Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.

.
Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

.
Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.

.
Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.

.
Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

.
Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.

.
Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá

.
Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

.
Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận

.
Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian

.
Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc"

.
Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc

.
Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ

.
Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ

.
Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ

 .
Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.
Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh "17 tư duy thịnh vượng" được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Sự nghiệp trước tuổi 30 của những doanh nhân nghìn tỷ

Với hầu hết các doanh nhân, tuổi tam thập nhi lập là dấu mốc quan trọng để họ bứt phá, gây dựng nền tảng cho những công ty nghìn tỷ sau này.