Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Lời khuyên của CEO FPT với bạn trẻ Việt Nam

Từng thất bại và gây lỗ hàng triệu USD cho công ty nhưng khi được tạo cơ hội làm lại, hai CEO không chỉ thu về số tiền đầu tư mà còn tạo doanh thu gấp nhiều lần.

Chương trình FPT Leader Talk – Chat với CEO FPT, được tổ chức tuần này gây ấn tượng mạnh với sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Buổi chia sẻ kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp của hai CEO trẻ là ông Phạm Thành Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) và Giám đốc Đơn vị Phần mềm chiến lược số 1, Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) ông Hoàng Việt Anh đã thu hút hàng trăm sinh viên. Hai CEO thế hệ 7x, đang quản lý quy mô hàng nghìn nhân sự, đã chia sẻ những câu chuyện được đúc rút từ trải nghiệm thực tế của mình. Sau 10 năm làm xuất khẩu phần mềm, năm 2010, Hoàng Việt Anh có cơ hội làm việc với một ngân hàng thuộc top 25 toàn cầu. Đồng thời anh được công ty giao nhiệm vụ thành lập nhà máy Notes Compete (Global Notes Compete) với 350 lập trình viên, xây dựng sản phẩm cho các công ty lớn trên thế giới.
Lúc đầu hăm hở bước vào dự án bao nhiêu thì một năm sau anh càng chán nản bấy nhiêu. Cả một thời gian dài nhà máy không có sản phẩm. Anh em dù làm việc miệt mài nhưng chưa được đền đáp lại. Thất bại có “giá” 2 triệu USD của Hoàng Việt Anh khiến lãnh đạo FPT Software triệu tập cuộc họp gấp, với thông điệp “tồn tại hay không tồn tại” và nếu giữ lại sẽ làm như thế nào?
Hai CEO đã có những chia sẻ quý báu đúc rút từ trải nghiệm thực tế của mình.
Sau khi nghe anh trình bày, lãnh đạo FPT quyết định trao cho anh thêm một cơ hội sửa sai. Và cơ hội đó đã được anh tận dụng triệt để. Sau 2 năm, anh cùng cộng sự không chỉ thu về số tiền đầu tư mà còn tăng mức doanh thu lên gấp 5 lần.
Cũng từng vấp thất bại cay đắng, lỗ 1 triệu USD khi triển khai làm game online vào năm 2006, Phạm Thành Đức cũng được công ty tạo cho cơ hội làm lại. Anh quyết định sẽ đi bất cứ đâu để tìm bí quyết – một thứ rất mơ hồ làm chìa khóa thành công. Tại Trung Quốc, anh đã tìm ra game Thiên Long Bát Bộ và đưa về Việt Nam.
Game này được đánh giá thành công nhất cho FPT Online trong vài năm gần đây. “Chúng tôi cũng không rõ nếu ở công ty khác mình có cơ hội làm lại lần thứ hai hay không? FPT đã cho chúng tôi niềm tin lớn sẽ là nơi tạo điều kiện cho mọi người cơ hội và nắm bắt được để thành công”, anh Đức chia sẻ.
Chính những lần “ngã đau” đấy đã cho hai lãnh đạo trẻ nhiều bài học, để rồi sau đó họ lại trưởng thành hơn. Hiện tại, Hoàng Việt Anh đang quản lý gần 1.500 người, hoạt động tại thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á thái Bình Dương (trừ Nhật Bản). Doanh số đơn vị chiếm 37% doanh số của toàn FPT Software.
Còn Phạm Thành Đức, chỉ trong một năm nhận nhiệm vụ tại FPT Retail, số cửa hàng mở mới đã gấp 3 lần số shop mà FPT phát triển trong 5 năm trước. FPT Retail hiện có 67 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Lắng nghe câu chuyện này, sinh viên Phạm Văn Bách băn khoăn, vào thời điểm khủng hoảng đó, các anh có cảm xúc gì và làm thế nào để vượt qua? Cả hai CEO cho biết, họ cảm thấy buồn và mắc lỗi với đồng nghiệp vì thấy công sức của mọi người chưa được đền đáp. Khi đó, việc tạo cơ hội của FPT, ủng hộ của gia đình và quyết tâm chuyển bại thành thắng là động lực để họ thoát khỏi nỗi buồn.
Hàng trăm sinh viên đã tham dự buổi trò chuyện của 2 CEO trẻ.
Tận dụng cơ hội, học từ thất bại và không “chờ” cơ hội đến mà cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để biết nắm bắt, tự tạo cơ hội cho chính mình chính là thông điệp mà các CEO trẻ của FPT muốn gửi tới các sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Hầu hết sinh viên đánh giá cao chương trình này, bởi nó sống động, lôi cuốn vì cách trả lời chân thật, gần gũi của diễn giả và cầu nối hết sức dí dỏm và thông minh của “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban Văn hóa – Đoàn thể FPT.
“Chương trình hay và hấp dẫn từ slide giới thiệu diễn giả, cách dẫn hài hước của anh Dũng, cách trả lời của hai CEO. Qua chương trình, mình cũng rút ra được nhiều điều cho bản thân”, Phúc Thị Quỳnh Anh, khoa Kế toán, nói.
Trong 3 giờ diễn ra chương trình, các sinh viên đã lắng nghe nhiều câu chuyện từ trải nghiệm của khách mời, đặt các câu hỏi về kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để thành công cũng như cơ hội việc làm.
Trong năm 2013, Tập đoàn FPT sẽ tuyển chọn thêm 3.000 nhân sự với các đối tượng từ sinh viên thực tập tới vị trí lãnh đạo cấp cao, khối kỹ thuật, kinh tế… Trong đó, FPT Retail và FPT Software là hai đơn vị tuyển dụng nhiều nhất. Đây cũng là cơ hội, môi trường thích hợp cho nhiều bạn trẻ có thể phát huy được năng lực của mình.
Bà Trịnh Minh Châu, Ủy viên Ban thường vụ Đoàn trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, qua chương trình giao lưu trực tiếp với các CEO trẻ này, sinh viên sẽ có định hướng nghề nghiệp tốt hơn. “Đây không phải là buổi nói chuyện hình thức bởi các sinh viên đã bổ sung được kỹ năng mềm và đặt vấn đề về cơ hội việc làm đối với bộ phận nhân sự của FPT”, bà cho biết.

Thưởng phạt phân minh để động viên cấp dưới

Marquis de Sade, nhà văn nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ XVIII từng nói rằng các hình thức xử phạt sẽ có tác dụng động viên con người tốt hơn so với các phần thưởng.

Qua một nghiên cứu mới đây, một số nhà kinh tế học đã bảo vệ quan điểm này, cho rằng con người có xu hướng phòng tránh những tổn thất có thể thấy được trước mắt hơn là cố gắng thực hiện một số điều kiện để có được một số lợi ích không chắc chắn. Nghiên cứu này mở ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhiều suy ngẫm trong vấn đề quản lý nhân sự nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên…
Các nhà nghiên cứu gọi xu hướng nói trên là tâm lý sợ mất mát. Tác động của tâm lý này đã được nghiên cứu, đánh giá trong nhiều thập niên qua nhưng chỉ gần đây các nhà nghiên cứu mới bắt đầu tìm hiểu ảnh hưởng của nó lên hiệu quả làm việc của người lao động.
Để đưa ra kết luận trên, nhà kinh tế học John List đã thực hiện một nghiên cứu với 150 giảng viên Đại học Chicago (Mỹ). List chia các giảng viên này thành hai nhóm khác nhau và thông báo với họ rằng họ sẽ được thưởng dựa trên điểm số các bài thi của sinh viên. Các giảng viên trong nhóm thứ nhất sẽ nhận được thưởng vào cuối năm học nếu điểm số bài thi của sinh viên có cải thiện.
Trong khi đó, các thành viên của nhóm thứ hai nhận được 4.000 USD vào đầu năm học nhưng họ phải cam kết hoàn lại số tiền này nếu điểm số bài thi của sinh viên không tăng lên vào cuối năm học. Kết quả là tâm lý sợ bị mất mát đã có tác dụng: Các giảng viên đứng trước mối đe dọa phải hoàn trả lại tiền thưởng đã đạt được mức tăng điểm số bài thi bình quân của sinh viên cao hơn 7% so với nhóm các giảng viên chỉ nhận được một lời hứa thưởng chưa chắc chắn.
Từ nghiên cứu này, List khuyên các tổ chức nên cấu trúc lại cơ chế thưởng cho nhân viên theo kiểu truyền thống. Tuy không khuyến khích các ông chủ doanh nghiệp ứng trước cho nhân viên một số tiền thưởng và sau đó có thể truy đòi khi nhân viên không đạt được các thành tích đã đặt ra, nhưng List khuyên các nhà quản lý nên cam kết trước với nhân viên rằng họ sẽ nhận được một số tiền thưởng nhất định nếu đạt được các chỉ tiêu.
Nếu nhân viên không đạt được chỉ tiêu, thì số tiền thưởng ấy sẽ bị cắt giảm hoặc thu hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, List cũng cảnh báo doanh nghiệp không nên “treo” thưởng và ra chỉ tiêu quá cao cho nhân viên. Bởi lẽ, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nhân viên sẽ có thể trở nên bất mãn nếu làm việc dưới áp lực quá lớn.
List khuyên các nhà quản lý nên thúc đẩy nhân viên cải thiện hiệu quả làm việc bằng cách đặt ra những hậu quả khi họ không hoàn thành các mục tiêu trong công việc. Có thể tham khảo cách làm của stickK.com, một tổ chức xuất thân từ Đại học Yale, chuyên cung cấp dịch vụ trực tuyến với mục đích tuyên truyền và vận động lối sống lành mạnh cho cộng đồng.
Tổ chức này đã tạo ra một môi trường để cho các thành viên có thể tự đặt ra các mục tiêu (giảm cân, bỏ thuốc lá, tuân thủ lịch tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng…), chỉ định một “trọng tài” giám sát việc thực hiện mục tiêu này và ký quỹ một số tiền để cam kết cho việc thực hiện mục tiêu. Nếu các thành viên không thực hiện đúng các mục tiêu do chính mình đã đặt ra, số tiền ký quỹ của họ sẽ được sử dụng cho các hoạt động từ thiện.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triên cá nhân. Ông được mênh danh là “trainer of trainers”
Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.

phuong-phap-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-JARS
Ảnh: FoldedSpace
Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như  sau với số phần trăm tương ứng.
  • Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
  • Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
  • Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%
  • Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
  • Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
  • Give - Tài khoản từ thiện 10%
Khi bạn nhìn vào những tài khoản trên, có thể bạn sẽ thắc mắc là có vẻ 1 số tài khoản nó hơi trùng lập với nhau, nhưng thật sự thì mỗi tài khoản đều có mục đích và tác dụng riêng đấy.

1. NECCESSITIES (NEC) -TÀI KHOẢN CHI TIÊU CẦN THIẾT 55%

Đây là tài khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống đi lại, kể cả mua sắm những thứ  cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu câu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hãy không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55-60% này sẽ là đủ cho bạn, nếu bạn thấy bạn cần hơn, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa đủ hợp lý.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.

2. LONG TERM SAVING FOR SPENDING ACCOUNT (LTSS) – TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM TIÊU DÙNG CHO TƯƠNG LAI 10%

Tài khoan này bạn sẽ phải để đó 1 khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lại. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm con điện thoại mới, hay con laptop, thì đây là khoản để bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Hoặc còn khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lơn hơn, như là sắm xe, mua nhà, danh dụm cho đám cưới v.v…
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ  cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới nhưng khoản chi tiêu khác

3. EDUCATION ACCOUNT (EDU) – TÀI KHOẢN GIÁO DỤC 5%

Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để cho bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như cho các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách vở tài liệu học tập. Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đâu tư vào chính bản thân mình, bởi đây sẽ là khoản đâu tư sinh lời nhất của bạn

4. FINANCIAL FREEDOM ACCOUNT (FFA) – TÀI KHOẢN TỰ DO TÀI CHÍNH 10%

Có thể khai niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư (mình sẽ nói rõ hơn thông qua những chủ đề khác) nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn hạp làm ăn với bạn bè, thâm chí mở 1 cửa hàng nhỏ, thậm chí là để mở công ty.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đâu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom, bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial freedom, khi mà mọi chi tiêu của bạn sẽ được những lợi túc từ đâu tư chi trả hết, lúc đó bạn ko cần phải đi làm nhưng vẫn có thể sống thoải mái

5. PLAY – TÀI KHOẢN HƯỞNG THỤ 10%

Vâng, đây thật sự là tài khoản để bạn xài để thoả mãn nhưng nhu cầu xa xỉ của bản thân bạn. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè. Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC mỗi tháng, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra 1 khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn ko được để đó quá lâu.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau 1 tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn

6. GIVE – TÀI KHOẢN TỪ THIỆN 10%

Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu mà tài khoản chi tiêu cần thiết của bạn cần lên 60%. Nhưng luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp người khác.
Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.

VẬY BÂY GIỜ LÀM SAO ĐỂ BẮT ĐẦU LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁPJARS?

+ Hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiến bạc cá nhân của chính bạn.
+ Đầu tiên hãy ghi ra số tiên bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rôì chia đều cho các tài khoản theo tỉ lệ nêu trên
+ Đối với FFA, hãy nhân số tiền mình sẽ có mỗi tháng với 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, hay 1 hoặc 3 năm tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp cho nó. Còn hiện tại thì có thể bạn ra mở 1 tài khoản tiết kiểm ở ngân hàng, để mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, có thể bạn để tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất tốt hơn.
+ Đới với LTSS, bạn hãy đat cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị khá lơn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó
+ Còn EDU, nếu trước mắt bạn ko có những dự tính lớn lao (như đóng tiền để tham dự những khoá học này kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như để mua Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có 1 khoản cho chuyện đó, nên phải tự thúc đẩy chính bản thân mình phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ free, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình.
+ Với NEC, hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn trước giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản ko cần thiết mà bạn có thể hoàn toàn bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.
+ Chắc chắn đa số sẽ rất hứng thú với PLAY, bởi vì đây là để bạn hưởng thụ bản thân mình. Hay tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lich, hoạc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phep hàng tháng, có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chung 1 lân, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thên mình
+ Và GIVE thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiên mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên

6 CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào. Theo mình, số tiền này nên được chia thành 6 khoản mục nhỏ tương ứng bao gồm:

1. Quỹ đầu tư dài hạn: 10%. Bất kì lúc nào bạn nhận được một khoản tiền từ lương, thưởng… hãy trích ngay 10% vào quỹ này. Đây có thể coi như phần bạn tự trả lương cho mình. Quỹ này là khoản tích lũy cho các khoản đầu tư dài hạn. Đây là khoản tiền đầu tư sinh lời trong tương lai và nó có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động đủ lớn để bạn sống hạnh phúc sau này.

2. Quỹ tiêu dùng ngắn hạn: 10%. Bạn có nhiều thứ mơ ước: điện thoại mới, đồng hồ mới… Nhiều tín đồ shopping chi tiêu không kiểm soát cho thú vui mua sắm này. Nhưng đây là một cách tốn kém. Hãy kiểm soát việc mua sắm của mình ở mức 10% để tránh những lần mua sắm ngẫu hứng tốn kém.

3. Quỹ đầu tư cho giáo dục: 10%. Hãy dành 10% số tiền của bạn cho các kế hoạch học tập phát triển bản thân như đăng kí một khóa học, mua sách, học một lớp kĩ năng… Cùng với quỹ đầu tư dài hạn thì quỹ đầu tư cho giáo dục cũng là một trong hai quỹ tạo ra nhiều giá trị nhất cho bạn trong tương lai.

4. Quỹ tiêu dùng hàng ngày: 55%. Đây là số tiền cần cho những nhu cầu của bản thân hàng ngày như đi lại, ăn uống. Hãy đảm bảo rằng bạn chi tiêu tiết kiệm và hợp lý khoản tiền này.

5. Quỹ vui chơi: 10%. Cuộc sống rất bận rộn, căng thẳng. Đừng kiềm chế để rồi đến lúc nổ tung như một quả bóng. Các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu hết quỹ này trong tháng theo kế hoạch. Hãy để cuộc sống của bạn luôn có những giờ phút vui vẻ tràn đầy sinh lực.

6. Quỹ chia sẻ: 5%. Hãy dành một khoản tiền để đóng góp cho các quỹ phúc lợi, giúp đỡ trẻ em nghèo, người khó khăn bệnh tật… Bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc vì được giúp đỡ, quan tâm đến mọi người.