Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Rủi ro khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để làm tin cho khoản vay

Ngày đăng: 25/04/2024


Mới đây, Ông Trần Quí Thanh bị đưa ra xét xử tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” khi ông này dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản thế chấp của người vay tiền. Do đó, hãy cẩn thận khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để làm tin cho khoản vay...

can-than-khi-ky-hop-dong-chuyen-nhuong-qsdd.png

(1) Đi vay tiền nhưng ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ sẽ gặp những rủi ro gì?

Vừa qua, ông Trần Quí Thanh, giám đốc của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã bị công an bắt về tội  “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. 

Theo cáo trạng, ông Thanh đã thông qua người môi giới để cho nhiều người vay tiền với lãi suất3%/tháng, tuy nhiên khi thực hiện thủ tục vay, ông yêu cầu những người đi vay phải làm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để giả cách cho hợp đồng vay tài sản.

Ông Thanh cam kết với người đi vay sẽ cho chuộc lại tài sản khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, với danh tiếng của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát, nhiều người đã tin tưởng và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, khi người vay tìm đến để trả nợ gốc, trả lãi và muốn chuộc lại tài sản, bằng các thủ đoạn lấy lý do người vay đã vi phạm hợp đồng, ông Thanh và hai con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thực hiện việc chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1000 tỷ đồng từ các bị hại.

Khi ra tòa, ông Thanh khai là mua các tài sản trên, không phải cho vay hòng để thoát tội, đẩy trách nhiệm về bị hại, cho rằng giữa ông và bị hại ngay từ đầu là các thỏa thuận mua, bán, chuyển nhượng QSDĐ. 

tran_qui_thanh_24.4.jpg

Ông Trần Quí Thanh tại TAND TP.HCM

Nếu không có các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền rất rõ, mà chỉ "giao nhận, thỏa thuận miệng" với nhau thì rất khó buộc tội các bị cáo, cơ quan điều tra đã điều tra rất công phu, kỹ lưỡng mới có căn cứ xử lý.

Như vậy, có thể thấy rủi ro bị mất QSDĐ khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để thỏa thuận cho khoản vay là rất cao.

Bên cho vay hoàn toàn có thể lật lọng, đổi trắng thành đen với các trường hợp không thể chứng minh có giao nhận tiền. 

Hoặc khi hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được công chứng và thực hiện việc đăng ký đất đai đúng quy định của pháp luật thì pháp luật không có căn cứ để bảo vệ người bị hại.

(2) Người vay nên làm gì trong trường hợp bên cho vay yêu cầu chuyển nhượng QSDĐ?

Qua vụ việc trên, người đi vay tiền cần phải chú ý, nếu mình có tài sản, chỉ cần vay tiền thì làm hợp đồng vay tài sản hoặc hợp đồng thế chấp, nếu làm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho bên cho vay để đảm bảo khoản vay thì hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ sẽ bị coi là hợp đồng giả tạo.

Theo Điều 124 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

- Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Do đó, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là hợp đồng giả tạo che giấu hợp đồng thế chấp, lúc này, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ sẽ vô hiệu. 

Khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu, hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận (khoản 2 Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015), người vay lúc này phải có nghĩa vụ đưa lại tiền đã nhận trong hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, và được nhận lại QSDĐ từ bên cho vay.

Tuy nhiên, để tòa có căn cứ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, bạn phải chứng minh được hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là hợp đồng giả tạo cho hợp đồng vay tài sản hoặc đã có giao kết thêm một hợp đồng thế chấp tài sản khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thì hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mới bị xem là hợp đồng giả cách.

Thực tế thì điều này khó chứng minh, nếu trường hợp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được công chứng và hoàn tất các thủ tục đăng ký đất đai đúng quy định của pháp luật, thì nguy cơ người đi vay sẽ mất trắng QSDĐ của mình vì pháp luật không có căn cứ để bảo vệ người bị hại.

Lời khuyên trong trường hợp này là hãy thực hiện các giao dịch dân sự theo đúng quy định của pháp luật, đi vay thì làm hợp đồng vay tài sản, thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay thì làm hợp đồng thế chấp tài sản, đề phòng nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ được pháp luật bảo vệ. 

Nếu không có ý chí muốn bán, chuyển nhượng QSDĐ thì tuyệt đối không giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, vì điều này vừa vi phạm hợp đồng giả tạo, vừa mang lại rủi ro mất QSDĐ rất cao.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

HỖ TRỢ PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC

 Ban pháp lý kính chào bà con! 


Ban chuyên giải quyết các vụ việc sau:

1. Giải quyết bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 

2. Giải quyết tranh chấp nhà đất 

3. Giải quyết đòi lại nhà đất giấy tờ trước năm 1975, làm sổ nhà đất giấy tay ….

4. Giải quyết thi hành án nhanh 

5. Chuyên án hình sự lên toà cấp cao - tối cao

6. Cấp dự án xây dựng cấp sở và cấp bộ 

7. Phong toả tài sản, tài khoản bị đơn 

8. Gỡ phong toả tài khoản, tài sản bị phong toả 

9. Bảo lãnh tại ngoại người bị tạm giam, tạm giữ 


TƯ VẤN MIỄN PHÍ : Qua điện thoại, online, tại văn phòng 

CÓ PHÍ: Soạn hồ sơ pháp lý, khi ký hợp đồng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 


Hotline: 0921886779 - 0767889886


https://www.facebook.com/share/p/XncDivfKzK1XEucu/?






Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

Sắp phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu?

Thu Hằng

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai 2024 đã đưa ra đề xuất đáng chú ý về việc sắp phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu. 

1. Sắp phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu?

Theo quy định tại Điều 20 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, người dân sử dụng đất từ trước 05/1/2020 (ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực) sẽ bị phạt từ 02 - 06 triệu đồng, còn đất từ sau 05/1/2020 sẽ bị phạt từ 03 - 10 triệu đồng nếu không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.

Cụ thể:

Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

Đất sử dụng từ trước ngày 05/1/2020

02 - 03 triệu đồng

04 - 06 triệu đồng

Đất sử dụng từ sau ngày 05/1/2020

03 - 05 triệu đồng

06 -10 triệu đồng

Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện sẽ bị phạt mức tiền gấp 02 lần đối với cá nhân.

Bên cạnh mức phạt hành chính, dự thảo cũng nêu biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm việc sẽ bắt buộc các cá nhân sẽ phải làm thủ tục đăng ký đất đai lần đầu theo đúng quy định.

Hiện nay, đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải thực hiện đăng ký lần đầu được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH15 gồm:

  • Đất đang sử dụng mà chưa đăng ký.

  • Đất được Nhà nước giao và cho thuê để sử dụng.

  • Đất được giao để quản lý mà chưa thực hiện đăng ký.

2. Đề xuất nâng mức phạt khi không đăng ký biến động đất đai

phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu
Đề xuất nâng mức phạt khi không đăng ký biến động đất đai (Ảnh minh họa)

Hiện nay, theo quy định tại hoản 2 và 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cá nhân không thực hiện đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt như sau:

Trường hợp 1: Không thực hiện đăng ký biến động trong thời gian dưới 24 tháng kể từ ngày quá hạn.

  • Khu vực nông thôn: 01 - 03 triệu đồng.

  • Khu vực đô thị: 02 - 06 triệu đồng.

Trường hợp 2: Không thực hiện đăng ký biến động trong thời gian hơn 24 tháng kể từ ngày quá hạn.

  • Khu vực nông thôn: 02 - 05 triệu đồng.

  • Khu vực đô thị: 04 - 10 triệu đồng.

Tuy nhiên sắp tới, khi Luật Đất đai 2024 được đưa vào thi hành, hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt như sau:

Trường hợp 1: Không thực hiện đăng ký biến động trong thời gian dưới 24 tháng kể từ ngày quá hạn.

  • Khu vực nông thôn: 02 - 03 triệu đồng.

  • Khu vực đô thị: 04 - 06 triệu đồng.

Trường hợp 2: Không thực hiện đăng ký biến động trong thời gian hơn 24 tháng kể từ ngày quá hạn.

  • Khu vực nông thôn: 03 - 05 triệu đồng.

  • Khu vực đô thị: 06 - 10 triệu đồng.

Bên cạnh mức phạt hành chính, dự thảo cũng nêu biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm việc sẽ bắt buộc các cá nhân sẽ phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai theo đúng quy định.

Sắp tới, theo quy định tại điểm a, b, i, k, l, m và q khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024, việc đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

- Đất đã thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Đất đã qua cho thuê, cho thuê lại dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng.

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

- Đất dự án đã chuyển nhượng, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức.

- Đất được thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền công nhận.

- Đất được thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ.

- Đất được thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; theo bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án.

- Đất được thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quyết định/phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa các bên.

- Đất được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề.

- Thay đổi những quyền bị hạn chế của người sử dụng đất.

- Bán tài sản, điều chuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Sắp phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu
Lưu ý khi đăng ký biến động đất đai (Ảnh minh họa)

3. Lưu ý khi làm đơn đăng ký biến động đất đai

- Người dân cần phải kê khai đúng theo tên và địa chỉ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp thay đổi thông tin thì phải ghi thông tin trước và sau thay đổi vào đơn và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.

- Trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp không thuộc diện “dồn điền đổi thửa” hay chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, góp vốn; chuyển quyền sử dụng đất của riêng vợ chồng thành chung của vợ chồng; thay đổi thông tin pháp nhân, số Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân thì sẽ không cần thực hiện kê khai, xác nhận thông tin trong đơn.

- Trường hợp xác định lại diện tích đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận cũng sẽ không thực hiện kê khai và xác nhận thông tin trong đơn.