Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

TPM là gì ?


Ở bối cảnh hiện nay, trong sản xuất kinh doanh từ làng xã cho đến toàn cầu, từ được sử dụng nhiều nhất là từ “cạnh tranh”. Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo kinh tế học cận đại, cạnh tranh là động lực của phát triển, và đối với người mua hàng, từ này được yêu thích nhất. Nhưng đứng vào vị trí của một nhà doanh nghiệp thì “cạnh tranh” là một thuật ngữ tàn nhẫn.

Vấn đề cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải làm sao sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt bằng chi phí rẻ nhất với thời gian giao hàng sớm nhất! Bên cạnh đó, theo quy định của luật pháp, họ phải bảo vệ sức khoẻ công nhân viên trong đơn vị và môi trường cộng đồng bên ngoài nhà máy.

TPM là một hệ thống quản lý hiện đại đã được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là sản xuất theo dây chuyền, nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có của đơn vị sản xuất: công nghệ, thiết bị, con người, thị trường, thời cơ v.v… để đưa đơn vị sản xuất đó lên một bước phát triển mới một cách bền vững và toàn diện. Nó sẽ giúp nhà sản xuất quẳng gánh lo đi vì cạnh tranh nếu biết kiên trì áp dụng nó. Bởi vì nó có thể giải quyết các yếu tố quyết định trong cạnh tranh: năng suất (Productivity), chất lượng (Quality), chi phí (Cost), giao hàng (Delivety), tinh thần làm việc (Moral), an toàn - sức khoẻ & môi trường (Safely - Health & Enviroment), nó giúp cho nhà sản xuất giải phóng các trở ngại trên con đường đạt đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Lịch sử TPM
Vào những năm đầu của thập kỷ 70, những nhà quản lý ở Nhật, sau một thời gian áp dụng TQM (Total Quality Management): Quản lý chất lượng toàn diện và JIT (Just In Time), nhận thấy lãnh vực bảo trì thiết bị trong quá trình sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, trong khi ở Mỹ, nó đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong sản xuất và nguyên tắc về bảo trì đã trở thành một triết lý (no maintenance, no operation). Từ nhận thức đó, các công ty Nhật đã kết hợp tinh thần quản lý chất lượng của Nhật với tính hiệu quả của bảo trì Mỹ, họ đúc kết thành lý thuyết quản lý TPM. Công ty đầu tiên áp dụng thử nghiệp ở Nhật là Công ty Nipon Senso (sản xuất phụ tùng xe hơi). Vào những năm sau đó, TPM đã được triển khai đại trà trong các công ty và xí nghiệp tại Nhật. Và đến những năm 90 thì TPM đã lan toả ra khắp thế giới.

2. Định nghĩa và mục tiêu của TPM
TPM là một hệ thống quản trị xí nghiệp nhắm vào việc tăng cường hiệu năng quản lý. TPM có thể được coi là chữ viết tắt của:
- Total Productive Maintanance (Duy trì năng suất toàn diện)
- Total Perfect Management (Quản lý tổng thể tối ưu)
- Total Provess Management (Quản lý quá trình toàn diện)
- Total People Motivation (Thúc đẩy con người toàn diện)
- Total Profit Management (Quản lý lợi nhuận toàn diện)
- Total Preventive Maintenance (Quản lý ngăn ngừa tổng thể)
- Total Plant Management ( Quản lý nhà máy tổng thể)

hoặc một cách dí dỏm hơn và dễ hiểu hơn:

- Today People Matter (Vấn đề hôm nay của mọi người)
- Tranforming People Mindsets (Chuyển biến suy nghĩ của mọi người)
- Team Produce More (Thêm hoạt động nhóm)
- Trust People More (Thêm niềm tin ở con người)

Total ở đây có nghĩa là:
- Tất cả thiết bị, máy móc trong đơn vị đều có kế hoạch bảo trì.
- Tất cả mọi vấn đề trong sản xuất đều được quan tâm giải quyết.
- Tất cả mọi người ở các cấp, bộ phận đều nhận thức được vấn đề và đều cùng nhau tham gia cải tiến.

Thí dụ: Sau khi được đào tạo về TPM, bộ phận kế toán quan tâm đến chi phí điện năng và đã đề nghị ban giám đốc chọn chủ đề cải tiến trong quý 2 là “tiết kiệm năng lượng”.

Có nhiều định nghĩa hay cách gọi TPM. TPM còn được mô tả như là một dụng cụ vắt nước cam bằng tay, có thể vắt ra những giọt nước cam cuối cùng sau khi quả cam đã qua máy vắt cam tự động.

Trong thực tế, TPM thường được hiểu là “Cải tiến sản xuất toàn diện”.

Nguyên tắc của TPM là:
Liên kết mọi người và khai thác tối đa tinh thần đồng đội giữa các bộ phận để tạo thành một sức mạnh tổng hợp. Bộ phận này hỗ trợ bộ phận kia và hoạt động theo một chiến lược xuyên suốt. Mọi người vừa có cái nhìn toàn cục, vừa quan tâm đến từng chi tiết, tiết kiệm từng giây phút trong sản xuất, từng gram nguyên vật liệu rơi vãi, quan tâm đến từng con bù lon lỏng lẻo trên máy, từng vết dầu dơ trên sàn nhà, bên cạnh là huấn luyện và đào tạo liên tục.

Mục tiêu của TPM là:
- Không có sự cố dùng máy (Zero Breakdow).
- Không có phế phẩm (Zero Defect).
- Không có hao hụt (Zero Waste).
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần doanh nghiệp (High Moral & Business Ownership).

3. Lợi ích của TPM
Lợi ích trực tiếp
- Tăng năng suất.
- Giảm phế phẩm.
- Giảm hao hụt và chất thải.
- Giảm chi phí sản xuất và bảo trì
- Giảm lưu kho.
- Giảm tai nạ lao động.
- Tăng lợi nhuận.
Lợi ích gián tiếp
- Cải tiến kỹ năng và kiến thức.
- Cải thiện môi trường làm viêc.
- Nâng cao sự tự tin và năng lực.
- Tăng tính sáng tạo và tinh thần làm việc
- Cải thiện hình ảnh công/nhà máy.
- Tăng khả năng cạnh tranh.

4. Tương quan giữa TQM và TPM
Sự khác nhau:
TQM
- Định hướng vào khách hàng.
- Tập trung vào chất lượng.
- Cải tiến mọi nơi, mọi lúc.
- Mục tiêu và phương hướng không cụ thể.
- Không chú trọng đến bảo trì.
- Không đề cập đến môi trường.
- Áp dụng trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực.

TPM
- Định hướng vào khách hàng.
- Định hướng vào nhân viên.
- Định hướng vào lợi ích doanh nghiệp.
- Tập trung vào hiệu quả sản xuất.
- Cải tiến có trọng điểm.
- Mục tiêu và phương hướng cụ thể.
- Chú trọng đến bảo trì.
- Quan tâm đến môi trường.
- Chỉ áp dụng trong sản xuất kinh doanh.

Sự giống nhau:
- Có sự lãnh đạo và cam kết của cấp quản lý cao nhất trong doanh nghiệp.
- Huy động được sự tham gia của mọi người.
- Cải tiến liên tục.
- Quản lý chất lượng bằng quản lý quá trình.
- Hoạt động nhóm.

5. Thực trạng quản lý sản xuất và sự cần thiết của TPM ở các doanh nghiệp Việt Nam
Từ năm 1990 trở về trước, doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có cơ hội biết đến các phương pháp hay hệ thống quản lý xí nghiệp, việc kiểm soát chất lượng chỉ giao bộ phận KCS. Một phần là do chưa có nhu cầu cải tiến vì nền kinh tế còn mang đậm dấu ấn bao cấp, chưa có khái niệm cạnh tranh của kinh tế thị trường. Một phần nữa là do chưa có điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhận chuyển giao công nghệ, trong đó có công nghệ quản lý.

Từ năm 1990 trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển, cùng với hội nhập và tính cạnh tranh càng trở nên gay gắt đã dần dần thay đổi tư duy các doanh nghiệp Việt Nam. Họ đã từng bước tiếp cận tiêu chuẩn quản lý như ISO 9001, 14000, phương pháp quản lý nhà xưởng 5S, chương trình sản xuất sạch và xanh, TQM v.v… Tuy nhiên con số doanh nghiệp Việt Nam thật sự quan tâm và đầu tư cho quản lý còn rất khiêm tốn.

Một kế hoạch xuyên suốt mang tính chiến lược về cải tiến sản xuất và đeo bám kiên trì thì chưa được nghĩ đến. Ngược lại trong thực tế các doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc đầu tư cho trang thiết bị hiện đại và xây dựng nhà xưởng mới là giải pháp đột phá và tối ưu trong cạnh tranh, trong khi công tác quản lý điều hành thì thật là rối rắm và kém hiệu quả. Các doanh nghiệp của Nhật như Toyota, Sony đạt đến thành công như ngày nay là do họ đã quyết tâm và kiên trì chiến lược cải tiến sản xuất cách đây hơn 30 năm chứ không phải một sớm một chiều. Ngay như Trung Quốc đã áp dụng 5S từ lâu và hiện nay đã phát triển lên 6S (S thứ sáu là Safety), và sức cạnh tranh của họ đã thuyết phục mọi người.
TPM là kim chỉ nam và tấm bản đồ vạch ra con đường phải đi cho doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp biết phải làm gì một khi muốn phát triển lớn mạnh. Đích đến của nó là dưa doanh nghiệp phát triển toàn diện và bền vững thực sự, có sức mạnh cạnh tranh ở khu vực và toàn cầu về mặt giá cả, chất lượng và thương hiệu.

Các nhà doanh nghiệp đang sống trong kỷ nguyên mà các cuộc chiến ưu thế về kinh tế đã được tiến hành trong phạm vi toàn cầu và những quá trình sản xuất được trang bị TPM như được cung cấp thêm đạn dược.
Việc áp dụng TPM vào thực tế của Việt Nam hoàn toàn có khả năng hiện thực nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được lợi ích lâu dài của nó, quyết tâm và kiên trì thực hiện.
Nếu cạnh tranh là động lực của phát triển, thì cải tiến là con đường dẫn đến sự phát triển, và cải tiến theo định hướng của TPM là con đường ngắn nhất.

6. Nội dung chính của TPM
Nếu chúng ta ví TPM như là một toà nhà thì nội dung của TPM là nền móng và cột kèo của ngôi nhà đó.
Nền móng của toà nhà TPM là các hoạt động 5S. Năm chữ S đó là:
- Sàng lọc (Seiri - Sorting out): Sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.
- Sắp xếp (Seiton - Storage): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó để tiện sử dụng khi cần.
- Sạch sẽ (Seiso - Shining the workplace): Vệ sinh, quét dọn, lau chùi mọi thứ gây bẩn tại nơi làm việc.
- Săn sóc (Seiletsu - Setting standards): Đặt ra các tiêu chuẩn cho 3S nói trên và thực hiện liên tục.- Sẵn sàng (Shitsuke - Sticking to the rule): Tạo thói quen tự giác, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng cho sản xuất.

5S là một phương pháp quản lý nhà và xưởng nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc, một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn vị hành chính. 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong thực tế. Từ văn phòng, nhà kho cho đến công trường xây dựng, hay nhà xưởng công nghiệp hoặc nông nghiệp. Nơi nào có hoạt động thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân loại, cần sạch sẽ. Không có hoạt động 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cải tiến. 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn. Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót. Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn.
Có doanh nghiệp đã áp dụng 5S vào công tác nhân sự; sàng lọc đội ngũ nhân viên để lựa chọn nhân tài; sắp xếp lại bộ máy để nâng cao tính hiệu quả; vệ sinh tức là cải thiện bầu không khí trong cơ quan trở nên thân thiện, cởi mở, đoàn kết hơn, v.v…
Vi vậy 5S chính là nền tảng của năng suất và chất lượng.

Trên thực tế, hoạt động 5S có thể triển khai cùng lúc với 8 nội dung sau đây:
1. Bảo trì tự quản (Autonomous Maintenance - Jishu-Hozen).
Người đứng máy hay vận hành máy (Operator) sẽ phải biết sửa chữa và bảo trì máy ở một mức độ nhất định thay vì biết thao tác vận hành, và khi máy hư chỉ biết tắt máy rồi chờ đội bảo trì đến sửa.
Đào tạo đội ngũ công nhân vận hành để giảm thiểu sự chênh lệch giữa họ và đội ngũ bảo trì nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn khi họ làm việc chung một nhóm. Cải tiến máy móc để công nhân vận hành có thể phát hiện được những hiện tượng bất thường và đo lường được sự xuống cấp của thiết bị trước khi có ảnh hưởng đến quá trình và dẫn đến hư hỏng. Chỉ cần Operator làm được 30% công việc của bộ phận bảo trì thì năng suất thiết bị sẽ tăng lên thấy rõ.
Công nhân vận hành sẽ lần lượt thực hiện 7 bước sau đây để nâng cao kiến thức, tinh thần tham gia và trách nhiệm đối với thiết bị của họ:
1. Thực hiện việc lau chùi và kiểm tra máy,
2. Loại trừ nguyên nhân gây dơ bẩn máy và làm cho công việc vệ sinh dễ hơn.
3. Xác lập tiêu chuẩn cho việc vệ sinh và bôi trơn thiết bị.
4. Đào tạo về kỹ năng kiểm tra, kỹ năng bảo trì và sửa chữa.
5. Thực hiện tự kiểm tra toàn bộ.
6. Tiêu chuẩn hoá các quy trình và nơi làm việc.
7. Tự bảo trì toàn bộ.

2. Cải tiến có trọng điểm (Focus Improvement - Kobetsu-Kaizen).
Trong thực tế sản xuất tại mỗi đơn vị luôn luôn nẩy sinh những vấn đề, thí dụ như: về chất lượng, về chi phí, về năng suất, về an toàn lao động v.v… tuỳ theo từng thời điểm và tuỳ theo ý nghĩa then chốt và bức xúc của sự việc trong thời điểm đó, người ta sẽ chọn lựa và đưa ra vấn đề và thành lập nhóm hay tiểu ban để tập trung cải tiến. Bên cạnh đó vẫn khuyến khích những sáng kiến cải tiến nhỏ của từng cá nhân hoặc từng bộ phận trong công ty/nhà máy. Tất cả đều nằm trong chiến lược phát triển của công ty/nhà máy: cải tiến liên tục nhưng ở đây muốn nhấn mạnh ở điểm nếu tập trung tất cả nguồn lực vào một mục tiêu nhất định thì dễ dẫn đến thành công mà không lãng phí thời gian và công sức.
Công cụ thường trực được sử dụng trong hoạt động nhóm là:
- Tư duy tập thể (Brainstorming)
- Năm vấn đề lớn (Big Five)
- Sáu singma (Six Sigma)
Chủ đề của cải tiến thường là các chỉ số hoạt động then chốt KPIs (Key Performance Indicators) P, Q, C, D, M, S như đã nói trên và 16 tổn thất chính thường có trong quá trình sản xuất sau đây:
Tổn thất thiết bị:
1. Dừng máy bất ngờ do sự cố
2.Thời gian cài đặt và cân chỉnh
3. Thời gian cài đặt dừng máy
4. Chạy không tải
5. Giảm tốc độ
6. Phế phẩm/Tái chế
Tổn thất do con người:
7. Quản lý sản xuất
8. Tổ chức dây chuyền
9. Tổ chức hậu cần
10. Đo lường và Điều chỉnh
Tổn thất do các nguồn lực khác:
11. Chủ động dừng máy
12. Mất nhân lực do tai nạn lao động
13. Thay đổi sản phẩm
14. Tổn thất năntg lượng
15. Chi phí sửa chữa và thay thế dụng cụ
16. Tổn thất sản lượng.
3. Bảo trì có kế hoạch (Planned Maintenance)
Từ trước đến nay bộ phận cơ điện của nhà máy thường chỉ thụ động đối phó với sự cố máy móc: hư đâu sửa đó (giai đoạn Breakdown Maintenance cách đây 70 năm) trong khi thế giới hiện nay đã đạt đến bảo trì ngăn ngừa (Preventive Maintenance).
Nội dung này định hướng vào công tác lập kế hoạch bảo trì ngăn ngừa (preventive maintenance schedule) dựa trên cơ sở thời gian chạy máy và điều kiện làm việc của máy cũng như khuyến nghị của nhà sản xuất máy, bên cạnh đó là dự phòng vật tư, nhân lực, thời gian để không ảnh hưởng sản xuất. Và quan trọng là phải thực hiện đúng theo kế hoạch. Bảo trì theo kế hoạch tốt sẽ giảm thời gian dừng máy đột ngột, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa khắc phục (Corrective Maintenance) và chi phí bảo trì. Kết hợp chặt chẽ với nội dung bảo trì tự quản.

4. Quản lý chất lượng (Quality Management Hinshisu-hozen).
Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở con người (kỹ năng), thiết bị (tự động, độ chính xác và tin cậy cao), vật tư (nguyên liệu, bao bì), phương pháp sản xuất và thông số qúa trình. Kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi nhằm xác lập và duy trì các điều kiện để đạt “không lỗi”. Có hệ thống khắc phục và ngăn ngừa sự chênh lệch chuẩn của sản phẩm là trách nhiệm của mọi người và người chỉ huy là bộ phận bảo đảm chất lượng trong đơn vị. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ÍO 9001 và phương pháp cải tiến “6 Sigma” là những công cụ hiệu quả để duy trì và cải tiến chất lượng.

5. Quản lý từ đầu (Early Management)
Xác lập một hệ thống dữ liệu để đánh giá và rút kinh nghiệm trong quá khứ khi chuẩn bị đầu tư mua sắm thiết bị mới hay trước khi nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Thiết bị mới phải có ưu điểm tích cực hơn thiết bị cũ: dễ vận hành, dễ vệ sinh, dễ bảo trì và tin cậy, ít tiếu tốn năng lượng, tuổi thọ cao hơn v.v…
Nội dung này kết hợp chặt chẽ với bảo trì có kế hoạch.

6. Huấn luyện và đào tạo (Training & Education)
TPM là một quá trình học tập không ngừng. Công nhân vận hành phải được thường xuyên huấn luyện nâng cao kỹ năng và thái độ làm việc. Cán bộ cần được đào tạo về khả năng quản lý, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý chất lượng v.v…
Nội dung này hỗ trợ tích cực cho các nội dung nói trên, đặc biệt là nội dung bảo trì tự quản. Ngược cại, các nội dung nói trên giúp định hướng cho công tác đào tạo của doanh nghiệp.

7. TPM trong hành chính quản trị và các bộ phận hỗ trợ (TPM for Admin & Supply Chain)
Bộ phận hành chính và các bộ phận hỗ trợ như cung ứng, bán hàng và hậu mãi có thể được xem là một phần của quy trình vì nhiệm vụ của họ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cũng như phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất. Nội dung chính áp dụng ở đây là huấn luyện đào tạo, hoạt động 5S và cải tiến có trọng điểm.

8. An toàn & sức khoẻ & môi trường (Safety & Health & Environment - viết tắt là SHE).
Mục tiêu của nội dung này là không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không tác động đến môi trường.
Thực tế trong sản xuất đã cho thấy không thể đạt được năng suất cao, chất lượng ổn định nếu nơi làm việc bừa bãi, trơn trợt, thiếu ánh sáng, đầy tiếng ồn, bụi bậm, mùi hôi thối dẫn đến bệnh nghề nghiệp và mối hiểm nguy chực chờ hằng ngày. Ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp nếu có sự khiếu nại của cộng đồng khi môi trường sống của họ bị ô nhiễm.
Đơn vị phải có chính sách về SHE và công bố rõ ràng, bám chặt các quy định của luật pháp về an toàn, sức khoẻ, môi trường. Có nhân viên chuyên trách về an toàn lao động. Xác định một hệ thống đánh giá về các mối nguy hiểm, các khía cạnh sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường làm việc và môi trường sống của cộng đồng để tập trung cải tiến. Huấn luyện về nhận thức cho mọi người. Huấn luyện về các kỹ năng PCCC, kỹ tăng cứu thương. Có quy trình về trường hợp sự cố khẩn cấp. Có hệ thống báo cáo tai nạn và báo cáo suýt bị (Near Miss Report). Trang thiết bị về an toàn đầy đủ. Có hệ thống xử lý chất thải và khí thải đạt tiêu chuẩn.

                                                                     Bài trích dẫn từ website

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

10 điều nên dạy con gái khi 10 tuổi

Hãy nói cho con biết bé quan trọng như thế nào đối với bạn, giải thích những thay đổi của cơ thể và cảm xúc thời gian tới, sự nguy hiểm của ma túy...
Những chia sẻ này của Laura Usky, một tác giả quen thuộc của những bài viết về nuôi dạy con trên trang huffingtonpost.com, đồng thời là một người mẹ của các cô con gái. Theo chị, khi con gái bắt đầu bước vào tuổi thiếu niên, mẹ nên cho bé biết 10 điều dưới đây.
mom-and-daughter-smiling-asian-6320-1408
Ảnh: thenextgeneration.org
1. Bé đáng yêu như thế nào
Dù có những điều bạn không đồng ý với bé, có đôi lúc bạn có thể hò hét và quát tháo con, bé nên được biết rằng bé rất quan trọng đối với bạn, luôn là trung tâm vũ trụ của mẹ.
2. Nấu ăn
Ít ra, đến tuổi này bé cũng có thể làm những món ăn đơn giản như tráng trứng, luộc trứng, luộc rau, nấu cơm bằng nồi cơm điện, nướng bánh mì... Các con gái của tôi rất thích nấu ăn và tôi đã cho chúng sớm thực hành các kỹ năng sống này.
3. Những thay đổi của cơ thể và những gì sẽ đến với bé
Bé cần phải biết rằng cùng với những thay đổi về nội tiết tố, bé cũng có những thay đổi về cảm xúc. Các bà mẹ nên tìm mua những cuốn sách nói về việc thay đổi thể chất và cảm xúc của trẻ cho con đọc, ví dụ cuốn “Cẩm nang con gái”. Một cuốn sách hay có thể giúp bạn rất nhiều trong việc giải thích những gì sẽ xảy ra với cơ thể bé trong một vài năm tới.
4. Sự nguy hiểm của ma túy
Thật không may, dù bạn sống ở đâu thì ma túy vẫn đe dọa con của bạn. Thậm chí một số trẻ dính vào ma túy rất sớm, khi chỉ mới 10 tuổi. Hãy cho con biết, nếu dính vào ma túy là không con đường thoát, vì thế con không bao giờ được phép thử ma túy dù chỉ một lần. Cho trẻ thấy những tấn bi kịch trong việc sử dụng ma túy, ma túy ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống như thế nào, dùng ma túy là nguy hiểm và bất hợp pháp như thế nào. 
Tôi nói rõ với con gái của mình rằng, nếu các bạn thuyết phục con dùng thử, con phải đủ mạnh mẽ và bản lĩnh để từ chối, kể cả điều đó có thể khiến bạn không chơi với con. Tôi cũng nói với con rằng, khi con lớn hơn một chút, nếu đi ra ngoài, gặp một tình huống mà con cảm thấy không an toàn hoặc không thoải mái, hãy gọi điện cho bố mẹ đến đón con về ngay lập tức.
5. Tình dục và vấn đề sinh sản
Đây là một cuộc nói chuyện rất khó khăn, nhưng phụ huynh cần phải nói nếu bạn không muốn chúng nhận được những thông tin đó ở sân trường. Bọn trẻ không cần biết tất cả mọi chi tiết, nhưng một cuộc nói chuyện nhỏ có thể giúp trẻ hiểu biết hơn về những chức năng của các bộ phận trên cơ thể, đồng thời ngăn chặn được những cuộc nói chuyện thô lỗ về những chủ đề mà trẻ có thể nghe thấy từ những đứa trẻ khác.
6. Trẻ cần được biết có những người không may mắn
Trẻ cần biết trên thế giới có rất nhiều người khác nhau, ngay trong một cộng đồng người, cũng có những người không may mắn. Trẻ nên biết tự nguyện giúp đỡ những người khó khăn, sự giúp đỡ của trẻ có thể là động lực khiến người đó phát triển. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến nơi chăm sóc những con chó mèo bị bỏ rơi, những trung tâm chăm sóc người khuyết tật hay trẻ mồ côi, hãy để trẻ làm một tình nguyện viên. Chúng sẽ cảm thấy mình có ích cho cộng đồng. Thói quen giúp đỡ cộng đồng nên thường xuyên được thực hành.
7. Tiền không mọc sẵn trên cây
Tôi phải thừa nhận rằng mình là một tín đồ mua sắm, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức để làm cho con gái hiểu rằng, không có gì là miễn phí. Tôi đã làm việc từ khi 15 tuổi và nhờ thế, có tiền để mua sắm và đi du lịch. Con gái tôi biết rằng, không làm việc sẽ không có tiền và không có các trò vui chơi. Khi bé nhận được tiền trong các dịp sinh nhật hay lễ tết, cha của bé thường dạy con chia tiền làm ba phần: Một để tiêu ngay, một để phòng cho những trường hợp khẩn cấp và một để dành cho những mục tiêu lâu dài như học đại học. Con gái tôi giữ ba khoản tiền đó ở ba ngân hàng riêng biệt để không dùng lẫn lộn các quỹ. Đây là một thói quen tốt để quản lý tài chính và sẽ có ích trong suốt cuộc đời sau này của trẻ.
8. Sự quan trọng của dáng vẻ bề ngoài 
Trẻ nên biết rằng việc làm đẹp, giữ gìn sắc vóc cũng như trang phục phù hợp cho từng sự kiện khác nhau là cần thiết trong suốt cuộc đời mình.
9. Không phải tất cả mọi người đều tốt 
Khi con gái tôi lên lớp năm cũng là lúc "bộ phim truyền hình dài tập" về những cô gái xấu xí bắt đầu. Thực ra, bọn trẻ đã để ý và "soi" nhau từ hồi lớp 4 và tôi dự đoán, trong hai năm tiếp theo, bọn chúng sẽ tinh ranh như mèo. Tôi đã phải nói với con về những cô gái vô duyên và làm sao để thoát ra khỏi tình trạng đó. Dù thế nào, con cũng phải chân thành với những người bạn thân và không được tham gia vào các nhóm nói xấu những bạn gái khác bởi vì cuối cùng, chúng sẽ nói về con. Tôi đã cố gắng dạy con đủ tự tin để giữ mình nhưng cần tỉnh táo với những người chuyên đạt điều và đừng sợ khi phải nói về những vấn đề có vẻ nguy hiểm như bị bắt nạt hoặc bị đe dọa.
10. Cuộc sống là không dễ dàng 
Rồi sẽ có lúc con phải đối mặt với những thách thức, những thách thức tưởng như rất khó khăn và không thể thực hiện. Con sẽ phải cần đến gia đình, đến niềm tin và sự kiên trì để vượt qua một số điều mà cuộc sống ném vào con. Điều quan trọng là con biết rằng cuộc sống luôn tiếp diễn, lúc thăng lúc trầm và cần phải chuẩn bị để ứng phó với tất cả các tình huống đó.
 (Theo Huffingtonpost.com)

Chuyên gia Harvard tiết lộ cách dạy con, các mẹ cùng học hỏi nhé!

Theo Richard Weissbourd, một chuyên gia tâm lý của Đại học Harvard thì điều quan trọng khi nuôi dạy con trẻ không phải là cố ép chúng trở thành thiên tài mà phải dạy được chúng cách sống "tử tế, nhân hậu".

Một cuộc thăm dò do Weissbourd tiến hành mới đây đã cho thấy các bậc phụ huynh bị ám ảnh bởi thành tích học tập của con cái hơn là về tình cảm, tính cách của chúng. Tỷ lệ phụ huynh cảm thấy tự hào nếu điểm số ở lớp của con mình cao hơn các bạn cùng lớp nhiều gấp 3 lần so với những người hạnh phúc khi con mình tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, chăm sóc cộng đồng do trường tổ chức.
Chính vì thế, Weissbourd đã đưa ra những khuyến nghị về cách nuôi dạy trẻ để chúng trở thành những người "biết quan tâm, tôn trọng người khác và sống có trách nhiệm" khi trưởng thành. Bạn tự hỏi tại sao những phẩm chất này lại quan trọng? "Đó là vì nếu như muốn con bạn trở thành người tốt, bạn cần phải nuôi dạy chúng như vậy".
"Nhân chi sơ tính bản thiện. Một đứa trẻ ra đời chưa biết thế nào là tốt hay xấu, do đó, chúng ta không bao giờ được phép định kiến hay dễ dàng bỏ cuộc. Chúng cần sự giúp đỡ của người lớn để biết cách quan tâm, yêu thương người khác, sống trách nhiệm với cộng đồng dù ở bất cứ lứa tuổi nào".

Dưới đây là 5 bí quyết để nuôi dạy trẻ theo hướng như vậy, theo lời Weissbourd.
1. Luôn đặt việc quan tâm tới người khác lên hàng đầu
Vì sao? Các bậc cha mẹ thường có xu hướng coi trọng thành tích học tập cũng như niềm vui của con mình hơn là cách sống "vì người khác". Nhưng trẻ em cần phải học được cách cân bằng nhu cầu của mình với nhu cầu của người khác, dù cho đó là cho bạn mượn quả bóng hay là đứng ra bảo vệ một người bạn bị bắt nạt.
Bằng cách nào? Trẻ cần được bố mẹ dạy dỗ thường xuyên rằng: luôn phải quan tâm đến người khác. Hãy luôn nhắc nhở trẻ về sự "cam kết", kể cả khi trẻ không vui về điều đó. Lấy thí dụ, trước khi con bạn muốn bỏ đội bóng, ban nhạc hay nghỉ chơi với một bạn nào đó, chúng ta nên hỏi trẻ rằng chúng đã cân nhắc xem quyết định đó có ảnh hưởng đến tập thể và các bạn hay không. Cũng đừng quyên khuyến khích trẻ nghĩ cách giải quyết vấn đề trước khi từ bỏ.
Hãy thử:
• Thay vì nói: "Điều quan trọng nhất là con thấy vui", hãy nói với chúng: "Điều quan trọng nhất là con sống có trách nhiệm".
• Hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ lớn luôn đối xử với em bé hơn một cách tôn trọng, kể cả khi chúng đang mệt hay bực tức.
• Nhấn mạnh vào sự yêu thương khi trò chuyện cùng những người lớn khác có vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ, thí dụ như hãy hỏi giáo viên của trẻ rằng ở trường, trẻ có đối xử tốt với bạn hay không.
2. Luôn tạo cơ hội để trẻ tập quan tâm, chăm sóc người khác
Vì sao? Không bao giờ là quá muộn để trở thành người tốt, nhưng không có sự hướng dẫn, dìu dắt của người lớn, trẻ sẽ không thể tự mình trưởng thành được. Chúng cần được thực hành thường xuyên việc quan tâm, chăm sóc người khác, cũng như bày tỏ sự biết ơn đối với những ai yêu thương, quan tâm tới chúng. Các nghiên cứu đã cho thấy những ai có thói quen bày tỏ sự biết ơn cũng có xu hướng hào hiệp, tận tâm, vị tha hơn. Khả năng họ sống khỏe mạnh, hạnh phúc cũng cao hơn so với những người sống chỉ biết mình.
Bằng cách nào? Học cách yêu thương, chăm sóc người khác cũng giống như học chơi một môn thể thao/chơi một nhạc cụ vậy. Phải thực hành mỗi ngày, lặp đi lặp lại. Dù là giúp bạn làm bài tập về nhà hay đỡ người già qua đường. Hãy biến sự quan tâm thành bản năng ở trẻ.
Hãy thử:
- Không thưởng quà cho trẻ cứ mỗi khi trẻ giúp bố mẹ việc nhà (như lau bàn ăn chẳng hạn). Nên để trẻ hiểu việc đỡ đần bố mẹ, anh chị em, hàng xóm là việc hết sức bình thường. Chỉ khen ngợi, thưởng quà cho những hành vi tốt "bất thường" mà thôi.
- Hãy trò chuyện với trẻ về những hành vi thờ ơ và quan tâm trên truyền hình, về sự công bằng hoặc bất công mà trẻ chứng kiến trong đời thực hay nghe trên bản tin.
- Hãy dạy trẻ dành một phút biết ơn mọi người trước bữa ăn, trước khi đi ngủ... Sẵn sàng nói lời cảm ơn với người khác.

3. Mở rộng mối quan tâm của trẻ

Vì sao? Hầu hết trẻ em chỉ quan tâm đến bạn bè và gia đình của chúng. Thách thức của chúng ta là phải giúp chúng vượt ra khỏi vòng tròn nhỏ hẹp đó.
Bằng cách nào? Trẻ cần được học cách lắng nghe và chú ý đến những nhân tố mới xuất hiện trong cuộc sống của chúng, để ý đến những người yếu đuối, cần sự giúp đỡ.
Hãy thử:
- Hãy dạy trẻ luôn thân thiện và tử tế với những người mới gặp, kể cả khi đó chỉ là một chú tài xế xe buýt hay một cô phục vụ bàn.
- Khuyến khích trẻ quan tâm đến những người yếu đuối, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi giúp đỡ người khác.
- Sử dụng một tờ báo hoặc mẩu tin trên TV để khuyến khích trẻ nghĩ về những khó khăn mà trẻ em ở các nước nghèo đang gặp phải.
4. Hãy là tấm gương lớn nhất cho trẻ
Vì sao? Trẻ sẽ học các giá trị đạo đức bằng cách quan sát hành động của những người thân thiết nhất với chúng. Bạn không thể mong chúng cư xử tốt với một người nếu bản thân bạn luôn tỏ ra hằn học, ghét bỏ người đó.
Bằng cách nào? Bạn phải thành thật, công bằng với trẻ và luôn quan tâm đến người khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải cố làm người hoàn hảo. Để trẻ tôn trọng và tin tưởng chúng ta, các bậc phụ huynh cần biết thừa nhận sai lầm và điểm yếu của mình trước trẻ. Bạn cũng cần tôn trọng suy nghĩ và lắng nghe quan điểm của chúng.
Hãy thử:
- Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng ít nhất 1 lần/tháng và rủ cả gia đình dự cùng.
- Hãy hỏi trẻ về những tình huống khó xử mà chúng gặp phải trong ngày khi cả nhà đang ăn tối cùng nhau, giúp trẻ tìm ra cách giải quyết những tình huống đó.
5. Hướng dẫn trẻ kiểm soát những cảm xúc tiêu cực
Vì sao? Thường thì khả năng quan tâm tới người khác luôn bị lấn át bởi sự giận dữ, xấu hổ, ghen tỵ hoặc vô số cảm xúc tiêu cực khác
Bằng cách nào? Chúng ta cần dạy trẻ rằng mọi cảm xúc đều là bình thường, nhưng trẻ cần học cách tiết chế những cảm xúc tiêu cực.
Hãy thử:

Đây là một cách đơn giản để trẻ bình tĩnh trở lại: Hãy yêu cầu trẻ dừng lại, hít thở thật sâu qua đường mũi rồi thở ra đường miệng. Sau đó đếm đến 5. Hãy tập luyện việc này cùng trẻ khi trẻ đang bình tĩnh. Sau đó, bất cứ khi nào thấy trẻ bực bội, giận dữ, hay nhắc trẻ nhớ các bước nói trên và làm việc đó cùng trẻ. Một lúc sau, khi trẻ đã giảm xúc động, hãy để trẻ có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn.

Panda Books (S.T)

Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ người lạ

Việc dạy trẻ nhận biết những nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ mặt là điều vô cùng quan trọng nhưng nhiều bậc phụ huynh không biết bắt đầu từ đâu.
Bạn cần trao đổi với trẻ một cách dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi nhưng đủ để trẻ hiểu được mối nguy hiểm tiềm ẩn. Dưới đây là điều bạn cần dạy trẻ về kỹ năng nhận biết và đối phó trong hoàn cảnh này.
1. Tạo ra tình huống giả định
Một trong những cách thực sự hiệu quả để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người lạ là tạo ra những tình huống giả định. Bạn hãy đóng vai người lạ và hỏi liệu trẻ có muốn rời khỏi nhà đi chơi hoặc một người nào đó nói những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Đó là cách giúp trẻ nhận biết những tình huống nguy hiểm và báo lại cho bạn ngay lập tức.
2. Chỉ ra những nơi an toàn và những người đáng tin cậy
Một điều rất quan trọng là giúp trẻ biết được nơi nào chúng có thể tới và người nào chúng có thể nói chuyện, trong tình huống trẻ cảm thấy bất an khi bố mẹ không có mặt. Bạn hãy chỉ cho con đâu là đồn cảnh sát, trung tâm mua sắm đông đúc, cảnh sát, giáo viên… Bạn cũng cần giải thích rằng trẻ có thể tìm đến những người này để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.
treem-5147-1408155349.jpg
Ảnh: lerablog.
3. Lặp lại những lời nhắc nhở
Trẻ thường dễ quên, vì vậy, lặp lại những lời nhắc nhở với trẻ là điều rất quan trọng. Bạn hãy nhắc trẻ lặp lại đến khi nhớ số điện thoại của bạn, số điện thoại khi khẩn cấp. Lặp lại những tình huống giả định bằng cách đóng kịch với trẻ hay đâu là nơi an toàn và người đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp trẻ luôn nhớ những điều quan trọng và biết phải làm gì trong trường hợp nguy hiểm.
4. Dạy trẻ nhận biết về thân thể của mình
Dạy trẻ hiểu về cơ thể của chính mình cũng là điều quan trọng không kém. Nếu trẻ biết những bộ phận nào trên cơ thể không nên bị đụng chạm bởi người lạ, chúng sẽ dễ dàng biết khi nào cần phải thông báo với bạn về những điều nguy hiểm. Hãy giải thích có những bộ phận trên cơ thể trẻ không ai khác có thể đụng chạm và bất cứ chỗ nào mà chúng cảm thấy không thoải mái.
5. Dạy trẻ về bản năng tự nhiên
Trực giác của trẻ thậm chí còn mạnh mẽ hơn người lớn, vì vậy, bạn có thể dạy trẻ dùng trực giác của mình để nhận biết nguy hiểm xung quanh. Trẻ cần hiểu rằng không có gì là sai khi yêu cầu được giúp đỡ và nếu bất cứ khi nào trẻ cảm thấy không vui hoặc không an toàn, chúng nên thông báo cho bạn càng sớm càng tốt.
6. Thét lên khi cần giúp đỡ
Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên khi cần thiết. Nếu có người lạ dắt trẻ đi, chúng cần biết mình phải làm gì trong trường hợp này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dạy trẻ thét to những câu như “Cháu không biết cô/ chú”, la hét, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp.
7. Mật khẩu
Bạn cũng có thể thỏa thuận với trẻ những mật khẩu chỉ riêng hai người biết. Khi ai đó tới đón trẻ mà không phải bạn, hãy nói với họ biết mật khẩu để họ nói lại với trẻ. Lúc đó trẻ sẽ biết đây là người có thể tin tưởng được. Nếu người nào không biết mật khẩu, dặn trẻ không nên đi đâu với họ.
Hương Giang (theo allwomenstalk)

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

7 bước "đọc vị" bất kỳ ai



“Đọc vị” hay nắm bắt ngôn ngữ cơ thể của người khác là một trong những kỹ năng đặc biệt giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực. Một số người may mắn có thể hiểu nó một cách tự nhiên, nhưng hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn khi tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể. Bài tập gồm 7 bước sau sẽ giúp bạn nắm được một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ cơ thể.
Bước 1. Chú ý đến khoảng cách giữa bạn và người đối diện
Họ càng đứng gần bạn thì họ sẽ tỏ ra càng gần gũi với bạn và ngược lại. Khi bạn di chuyển đến gần họ, nếu họ lùi lại, điều đó có nghĩa là họ không muốn tạo mối quan hệ thân thiết hơn. Trong trường hợp họ không di chuyển nghĩa là họ muốn lắng nghe bạn. Còn khi họ chủ động tiến đến gần bạn, điều đó có nghĩa là họ thực sự thích bạn hoặc là họ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với bạn.

Có 4 mức khoảng cách:

    - Thân mật: từ 0 – 5 cm (người thân, tình nhân). Khoảng cách này chỉ được phép xâm phạm khi người khác có quyền lực hơn ta hoặc khi mối quan hệ giữa đôi bên trở nên thân thiện.

   -  Cá nhân: từ 50 cm – 1,2 m (quan tâm, chú ý, bạn bè, cùng địa vị). Đây là khoảng cách cẩn thận theo bản năng trong lúc xã giao, những buổi tiệc tùng, gặp mặt hay hội hè.

    - Xã hội: từ 1,2 m – 3,6 m (giao tiếp thương mại, người lạ). Chúng ta giữ khoảng cách này với những người không thân thiết khi xã giao.

  - Công cộng: hơn 3,6 m (giao tiếp ở nơi công cộng, với người xa lạ hoàn toàn và đây là phạm vi được các chính khách ưa thích).

Lưu ý: khoảng cách này thay đổi tùy theo từng nền văn hóa.

Cách đọc vị người khác
Bước 2. Theo dõi vị trí đầu của người đối diện
Đầu của người đối diện nghiêng quá mức bình thường thì thể hiện sự đồng cảm của người đó đối với bạn hoặc nếu họ vừa cười vừa cuối nghiêng đầu thì có thể là họ đang muốn bông đùa và tán tỉnh bạn.

Khi họ cuối đầu xuống ngụ ý là họ đang che giấu một lý do gì đó. Nếu họ khen bạn trong tư thế cúi đầu xuống thì chứng tỏ họ còn rụt rè, xấu hổ, nhút nhát, hay giữ khoảng cách với người khác, hoài nghi hoặc đang suy nghĩ đến bản thân. Nếu họ cúi đầu xuống sau khi giải thích điều gì đó, điều đó có thể là họ không chắc chắn với những điều mình nói là đúng hay sai.

Đầu ngẩng lên có nghĩa là họ đang nhầm lẫn hay nghi ngờ bạn dựa vào cử chỉ của đôi mắt, lông mày và miệng. Bạn có từng thấy một chú chó ngẩng cao đầu lên khi bạn gây ra tiếng động buồn cười. Mặt khác, khi họ vừa mỉm cười vừa ngẩng đầu lên, có nghĩa là họ thích bạn thực lòng và rất hứng trò chuyện vui vẻ với bạn.

Lưu ý:

    Phân biệt trường hợp một số người buộc phải di chuyển đầu vì có vấn đề về thị lực

    Ở một số quốc gia, nghiêng đầu thể hiện sự tôn trọng.

Bước 3: Theo dõi mắt của người đối diện

Một người liên tục nhìn khắp mọi phía có nghĩa là họ đang lo lắng, nói dối hay bị phân tâm. Nếu nhìn xuống sàn nhà nhiều lần, họ tỏ vè nhút nhát và e dè. Người ta có khuynh hướng nhìn xuống dưới khi họ đang lo lắng hay cố che giấu cảm xúc nào đó. Nếu một người nào đó trông có vẻ đang nhìn cái gì đó xa xăm thì họ đang tập trung suy nghĩ việc gì đó hay không chú ý lắng nghe (phân biệt trường hợp gặp vấn đề về thị giác)

Ở một số nền văn hóa, nhìn thẳng vào mắt người khác thể hiện sự thiếu tôn trọng, điều này giải thích lý do tại sao ai đó tránh nhìn vào mắt bạn.
Cách đọc vị người đối diện
Bước 4: Bắt chước hành động của người đối diện

Bắt chước hành động là kỹ năng xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và người đối diện. Nếu ai đó hành động hay bắt chước những điều bạn thể hiện, đó là một dấu hiệu rất chân thực khi họ hứng thú trò chuyện với bạn và muốn tương tác tốt với bạn hơn.

Bước 5: Nhìn vào cánh tay của người đối diện

Khi người đối diện đang khoanh tay lại họ dường đang khép kín mình lại với các tác động bên ngoài. Mặc dù, một số người hành động chỉ theo thói quen nhưng cũng thể hiện là người đó khá dè dặt và không thoải mái lắm hay đang cố che giấu cái gì đó. Đối với một số người vừa khoanh tay lại vừa dang chân rộng ngang vai hay rộng hơn thể hiển tính cách bền bỉ và uy quyền của họ.

Nếu một ai đó đặt hai tay lên cổ hay lên đầu, họ đang rất mở lòng với những gì đang thảo luận với bạn.

Nếu họ nắm chặt bàn tay và chống lên cằm, họ tỏ thái độ cáu gắt, giận dữ và lo lắng.

Bước 6: Chú ý đến những cử chỉ lo lắng

Một cử chỉ quen thuộc thể hiện sự thích hay đang nghĩ về những chuyện mâu thuẫn, xung đột là dùng tay để vuốt tóc. Họ thường không nói thành lời những điều này. Nếu bạn thấy họ nhướng chân mày lên chắc rằng họ đang không đồng ý với bạn.

Nếu người đối diện bạn đeo kính và thường đẩy nó lên trên song mũi với vẻ mặt cau có ám chỉ là họ không đồng ý với bạn. Hãy nhìn xem liệu có phải có chủ ý đẩy kính lên chứ không phải là tùy tiện điều chỉnh. Hãy nhìn xem liệu có phải họ đẩy gọng kính lên bằng 2 ngón tay không, hay một cử động ngọ nguậy gọng kính. Vẻ mặt nhăn nhó hay chân mày rướng lên là một lời cảnh báo. (Lưu ý: Vẻ mặt cau có có thể là thể hiện họ đang mỏi mắt)

Khi lông mày hạ thấp xuống và đôi mắt nheo lại ám chỉ là họ đang cố gắng hiểu những gì bạn đang nói. Điều đó thể hiện sự ngờ vực nhưng có thể giả định là họ không quan sát cái gì đó xa xăm. (Lưu ý: Nheo mắt có thể là vấn đề khác về thị giác)

Nếu người đối diện nhìn chằm chằm xung quanh, họ đang suy nghĩ về bạn hay về quá khứ.

Bước 7: Chú ý đến bàn chân của người đối diện

Nhịp chân liên tục hay chuyển động bàn chân qua lại thường có nghĩa là người đối diện đang thiếu kiên nhẫn, phấn khởi, bồn chồn, lo sợ hay có cảm giác bị đe dọa.

Nếu ai đó đang ngồi và bắt chéo hai bàn chân lại thể hiện họ đang cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Nếu ai đó đang đứng thẳng, hai bàn chân kẹp chặt vào nhau, điều đó thể hiện họ đang thể hiện “sự hoàn hảo” theo một cách nào đó. Thỉnh thoảng hai bàn chân rất dễ bảo và dễ phục tùng theo ý bạn.

Một người nào đó tán tỉnh bạn khi cố tình chạm chân của họ vào chân của bạn.

Một số người hướng bàn chân của họ về hướng mà họ muốn đi hay đang quan tâm, thế nên nếu họ hướng bàn chân vào bạn có nghĩa là họ đang rất chú ý đến bạn.

ĐỂ TIẾT KIỆM THỜI GIAN TÔI SẼ TÓM TẮT 7 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT "MỘT QUYỂN SÁCH HAY"

Thói quen 1: Chủ động



Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: nhận thức bản thân, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo sự thay đổi. Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra.

Thói quen 2: Bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí

Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần – lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình tương lai của mình bằng cách tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc, giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo.

Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất

Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nằm ở vị trí quan trọng.

Thói quen 4: Tư duy cùng thắng

Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua-thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc – theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.

Thói quen 5: Lắng nghe để được thấu hiểu

Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.

Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực

Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba – không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn).

Thói quen 7: Không ngừng rèn luyện

Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình.

Tài khoản tình cảm

Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về sự tin tưởng trong một mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt... gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu Hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt... làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm.

Nhận thức

Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ, không phải là lãnh thổ. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng ta.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

7 sai lầm ngăn cản con bạn trở thành nhà lãnh đạo thế giới

Sự bao bọc và tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ đôi khi lại là yếu tố cản trở con cái phát triển mạnh mẽ, độc lập và trở thành những nhà lãnh đạo với tiềm năng sẵn có của chúng.

Tiến sĩ Tim Elmore đã chia sẻ về 7 hành vi sai lầm của cha mẹ khiến con cái không thể trở thành các nhà lãnh đạo. Ông là nhà sáng lập và chủ tịch của Growing Leaders, một tổ chức chuyên huấn luyện những người trẻ trở thành các nhà lãnh đạo tương lai.


1. Không để con cái nếm trải sự mạo hiểm

Chúng ta sống trong một thế giới luôn cảnh báo về nguy hiểm trong mọi việc chúng ta làm. Mối bận tâm “an toàn là trên hết” càng củng cố thêm nỗi sợ mất con của chúng ta, vì thế chúng ta làm mọi việc có thể để bảo vệ chúng. Điều đó đã gây hiệu ứng ngược.

Các nhà tâm lý học tại châu Âu đã phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ không bao giờ được chơi bên ngoài và bị trầy da thì khi lớn lên chúng sẽ trở thành một người lớn luôn bị ám ảnh, sợ sệt. Bọn trẻ cần phải ngã vài lần để hiểu được rằng điều đó là bình thường. Nếu các bậc cha mẹ loại bỏ mối rủi ro khỏi cuộc sống của đứa trẻ, chúng ta sẽ chứng kiến những nhà lãnh đạo kiêu ngạo và thiếu tự trọng trong tương lai.

2. “Giải cứu” quá nhanh

Thế hệ thanh niên hiện nay không có được những kỹ năng sống như các thế hệ trước đây vì người lớn đã nhào xuống và giải quyết các vấn đề cho chúng. Khi chúng ta giải cứu quá nhanh và quá nuông chiều con cái với “sự trợ giúp”, chúng ta đã loại bỏ sự cần thiết phải tự mình vượt qua khó khăn và giải quyết vấn đề của chúng. Cách hành xử này của các bậc phụ huynh đã để lỡ điểm quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo - khả năng tự làm mà không cần sự giúp đỡ. Sớm hay muộn, bọn trẻ sẽ quen với việc có người giải cứu chúng: “Nếu mình thất bại hay thiếu sót, người lớn sẽ giải quyết êm đẹp, và dọn dẹp hậu quả cho mình”. Điều đó khiến con cái chúng ta không thể trở thành những người lớn có đủ khả năng.

3. Khen ngợi con quá dễ dàng

Khi chúng ta khen con quá dễ dàng và không để ý đến những hành vi xấu, bọn sẽ sẽ học cách gian dối, phóng đại và nói dối để trốn tránh thực tại. Chúng không có phản xạ để đối mặt với điều đó.

4. Sai lầm trong cách chỉ dạy con

Là cha mẹ, chúng ta có xu hướng trao cho con cái những thứ chúng cần khi khen thưởng con, nhất là những đứa trẻ trong gia đình đông con. Khi một đứa làm tốt việc gì đó, chúng ta cảm thấy thật không công bằng khi khen và thưởng đứa này mà không làm thế với đứa khác. Điều này không thực tế và để lỡ cơ hội củng cố quan điểm với bọn trẻ là thành công tùy thuộc vào hành động. Hãy cẩn thận, đừng dạy chúng rằng đạt điểm số tốt sẽ được đi siêu thị. Nếu mối quan hệ của chúng ta dựa trên những phần thưởng mang tính vật chất, bọn trẻ sẽ chỉ cảm nhận được động lực mang tính vật chất chứ không phải là tình yêu vô điều kiện.

5. Không chia sẻ với con về sai lầm trong quá khứ của mình

Những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cần tự mình thử mọi thứ. Là người lớn, chúng ta phải cho phép chúng làm như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể giúp chúng định hướng. Hãy chia sẻ với chúng những sai lầm bạn từng phạm phải khi ở độ tuổi chúng theo cách giúp chúng học được cách đưa ra quyết định đúng.

Thêm nữa, bọn trẻ cần phải được chuẩn bị để giải quyết những sai lầm và đối mặt với hậu quả từ các quyết định của chúng. Hãy chia sẻ với chúng cảm giác của bạn khi bạn phạm phải sai lầm tương tự trong quá khứ, điều gì đã dẫn đến hành động của bạn, và bài học thu được từ kết quả đó. Vì chúng ta không phải là những người duy nhất có ảnh hưởng tới con cái, nên chúng ta phải là những người có ảnh hưởng tốt nhất.

6. Lầm tưởng sự thông minh, tài năng với sự trưởng thành

Sự thông minh thường được sử dụng như thước đo sự trưởng thành của một đứa trẻ, và kết quả là các bậc cha mẹ cho rằng đứa trẻ thông minh đã sẵn sàng bước ra thế giới. Thực ra không phải như vậy. Ví dụ, một số vận động viên chuyên nghiệp và sao nhí Hollywood sở hữu những tài năng khó tin nhưng vẫn vấp phải những vụ tai tiếng. Tài năng chỉ là một khía cạnh trong cuộc đời của một đứa trẻ, và đừng cho rằng nó bao trùm lên tất cả các khía cạnh khác.

7. Không làm những việc mà chúng ta rao giảng cho con


Là cha mẹ, trách nhiệm của chúng ta là phải làm gương, sống cuộc sống mà chúng ta mong muốn con sống. Để giúp chúng sống một cuộc sống có cá tính và độc lập, tin cậy trong hành động và lời nói, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách chỉ nói những lời nói trung thực. Hãy chú ý những hành vi của bạn mà người khác có thể nhận ra, vì con bạn cũng sẽ nhận ra. Ví dụ, nếu bạn không chen ngang, con bạn sẽ hiểu điều đó cũng là không thể chấp nhận được đối với chúng. Hãy cho các con của bạn thấy ý nghĩa của sự vị tha và vui vẻ khi tự nguyện tham gia một công việc phục vụ hoặc một tổ chức cộng đồng.

Quan trọng là các bậc cha mẹ phải tự ý thức được lời nói và hành vi của họ khi tương tác với con cái, hoặc với người khác khi con đang ở gần. Hãy quan tâm tới việc rèn luyện chúng, chứ không chỉ đơn thuần trao cho chúng một cuộc sống tốt đẹp. Huấn luyện chúng nhiều hơn là nuông chiều.

Bạn có thể bắt đầu từ những hành vi sau:

1. Nói về những vấn đề bạn ước mình có thể biết về tuổi trưởng thành.

2. Cho phép chúng thử sức mọi thứ có vẻ quá sức với chúng, thậm chí hãy để chúng thất bại.

3. Thảo luận về những hậu quả trong tương lai nếu chúng không tuân theo một số quy tắc kỷ luật nhất định.

4. Giúp chúng gắn thế mạnh của chúng với những vấn đề trong thế giới thực.

5. Trao cho chúng những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn để chúng học được cách trì hoãn sự hài lòng.

6. Dạy chúng rằng cuộc sống là những lựa chọn và trả giá, chúng không thể làm được tất cả mọi điều.

7. Khởi xướng (hoặc mô phỏng) các công việc của người lớn như trả tiền hoặc thực hiện các vụ mua bán.

8. Giới thiệu chúng với những chuyên gia cố vấn tiềm năng trong mạng lưới của bạn.

9. Giúp chúng hình dung ra một tương lai đầy đủ và thảo luận về các bước để đạt được điều đó.

10. Ăn mừng tiến bộ chúng đạt được trong việc tự chủ và trách nhiệm.

Dịch từ Forbes

22 CÂU NÓI CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN!


1.Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi!

2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều.
– Alexander Solshenitsen

3. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”

4. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.

5. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã!

6. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng.
- Madonna

7. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được.
– Andrew Carnegie

8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch.
- Albert Schweitzer

9. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo!

10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn. - Dale Carnegie

11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể. – Aristotle

12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó.
– Henry J. Kaiser

13. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc.
– Doris M. Smith

14. Những người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn.
- Beatrice Vincent

15. Đừng quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng!

16. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí.
– Aesop

17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!

18. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó!
- Bill Gates

19. Lưỡi không xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn!

20. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!

21. Nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu.- Ralph Nichols

22. Hãy ghi nhớ 3 điều: CỐ GẮNG, KIÊN ĐỊNH, TIN TƯỞNG
CỐ GẮNG cho một tương lai tốt hơn
KIÊN ĐỊNH với công việc
TIN TƯỞNG vào bản thân
Và thành công sẽ thuộc về bạn!