Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Đài Loan – Philippines “vật nhau” và bài học của chúng ta

Vụ việc Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan đang dấy lên những lo ngại về một diễn biến bất ổn mới ở Biển Đông. Ban biên tập xin gửi đến quý bạn đọc bài viết đáng suy ngẫm của Đơn vị tác chiến điện tử. Để tôn trọng tác giả, BBT giữ nguyên lời văn và quan điểm riêng của tác giả:

Cách đây vài hôm sự kiện tàu chiến của anh xanh xanh Phi gà trống nổ súng vào tàu ngư dân Đài Loan” đi lạc”. Chả biết lạc thật hay không nhưng tay xạ thủ của Phi bắn vào máy tàu để nó dừng chạy. Chẳng rõ là đạn lạc hay xạ thủ nub để bắn chết một ngư dân phía Đài.

Khỏi phải nói các trang mạng và các “ngưu nhi mục đồng” tung hô Philippin lên làm thánh. nào là “anh hùng”, “dũng cảm”, “xấu hổ cho Việt Nam”. Khỏi phải nói các nhà Rân Chủ hải ngoại cũng được dịp dìm hàng chính quyền CSVN và quân đội nhân dân một cách như chưa bao giờ được dìm. Kiểu như “mụ nạ dòng ế” không ai thèm nhìn chợt vớ được quả dưa chuột vừa dài vừa cong ấy.
Người nhà ngư dân Đài Loan Hung Shih Cheng khóc than khi nhận được thi thể của nạn nhân - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên hả hê chưa được vài hôm thì phía Đài ra lệnh tuyên bố trừng phạt Phi nếu Phi không chịu “xin nỗi tềnh yêu”. Hoảng quá anh Phi lập cập hỏi đại ca thì đại ca phẩy tay kiểu“thôi gà cùng chuồng xin lỗi nhau tí mất gì”. Thế là đại diện anh gà trống qua múi mặt xin lỗi vì lỡ ngón tay bắn chết dân anh. Nhưng nào đã xong. Đài vốn ngoài mặt là đệ anh Mẽo nhưng bên trong lại là họ hàng với anh Béo, dã tâm khác gì nhau. Phía Đài đuổi thẳng cổ đại diện anh Phi về và ra thêm các yêu sách và dọa nếu chính phủ Philippines không thỏa mãn các yêu cầu của chúng tôi trước 6 giờ tối nay, chúng tôi sẽ thực hiện loạt biện pháp trừng phạt thứ 2“. Kỳ này anh Mẽo mà im im thì coi như xong chú Phi nhà ta lại mất hết đảo cho thằng Đài thì vui.
Đính thân Tổng thống Philippines chính thức xin lỗi Đài Loan
Đấy, giờ thì chả thấy các “mục đồng” nào lên tiếng, các nhà Rân Chủ “nạ dòng” cũng lủi mất không thấy tung hoa đâu nữa. Chỉ còn các chiến sỹ Cảnh Sát Biển, Hải Quân vẫn lặng lẽ âm thầm canh biển cả ngày lẫn đêm, bảo vệ ngư dân.
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra
Cuộc chiến vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ không có tiếng súng chỉ có tiếng của thép chạm vào nhau, tiếng máy tăng hết tốc lực và những tiếng “Cao Nỉ Ma” rồi bỏ chạy của lũ hải giám.
Cảnh sát biển Việt Nam
Có câu nói đùa “Việt Nam đáng sợ ở chỗ không nói mà làm”. Hãy nhớ một điều Việt Nam 4000 năm qua chưa sợ bố con thằng nào cả. Các bạn cứ yên tâm học tập và làm việc thật tốt. Đất nước cần các bạn xây dựng bằng đôi tay và trí óc chứ không cần nước bọt.
CT (ĐVTCĐT)(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Đố kỵ với sếp: Hậu quả và giải pháp

Hay ghen tị với những người giỏi và thành công hơn mình, chẳng hạn như cấp trên, là bản tính dễ gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, việc đố kỵ với sếp sẽ dẫn tới những hậu quả mà bạn không hề mong muốn.

“Sự ghen tị là cảm xúc tự nhiên của con người”, bà Judith Orloff, chuyên gia tâm lý thuộc Đại học California, cho biết. Theo chuyên gia này, ghen tị với sếp càng phổ biến, xét tới vị trí, quyền lực mà những ưu đãi mà sếp được hưởng. “Đố kỵ với sếp là chuyện thường, nhất là khi sếp có những thứ mà bạn muốn mà không có được”, bà Orloff nói.

Dưới đây là một số ảnh hưởng về cảm xúc, thể chất và nghề nghiệp mà lòng đố kỵ với cấp trên có thể đem lại cho bạn:

Gia tăng stress: Thường xuyên có cảm giác đố kỵ trong môi trường làm việc có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng đối với bạn, dẫn tới những chứng bệnh về tâm lý và thể chất. “Sự ghen tị làm gia tăng lượng hormon gây stress trong cơ thể bạn”, bà Orloff cho biết. Điều này làm cho hệ miễn dịch của bạn dễ bị tổn thương hơn, bạn dễ bị trầm cảm, lo lắng và kiệt sức.

Khiến bạn mất hết lòng tự tôn: Thường xuyên chú ý tới những sức mạnh của sếp và những điểm yếu của bản thân sẽ khiến bạn mất dần sự tôn trọng đối với bản thân. Chuyên gia Orloff khuyến nghị, không nên để lòng đố kỵ trở thành lý do để bạn tự xem thường mình.

Tê liệt cảm xúc: Nếu lòng đố kỵ với sếp tồn tại âm ỉ trong bạn nhiều năm, hậu quả có thể sẽ là bạn trở nên trống rỗng về cảm xúc và mệt mỏi về thể chất. “Bạn càng đố kỵ lâu, thì tình hình càng tệ, vì điều đó ăn mòn cơ thể và tinh thần bạn”, bà Orloff nói. 

Thành công của bạn bị kìm hãm: Sự đố kỵ có thể dẫn tới việc bạn không muốn hợp tác hoặc tìm cách gây trở ngại cho sếp, làm sếp không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, sự thành công trong công việc của bạn gắn liền với thành công của sếp, nên khi bạn cản trở sếp, cũng chính là lúc bạn tự kìm hãm mình.

Bạn mất khả năng được tăng lương: Cho dù sếp không xác định được chính xác lý do cho những hành động chống lại sếp từ bạn, nhưng sếp hoàn toàn nhận thức được điều đó. Bởi thế, đừng ngạc nhiên khi đề nghị tăng lương của bạn bị gạt sang bên.

Các mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp bị tổn hại: Bạn tưởng như không ai biết bạn ghen ăn tức ở với sếp, nhưng các đồng nghiệp thừa biết điều đó. Họ sẽ cảm thấy mệt mỏi với môi trường làm việc căng thẳng và có thể tìm cách xa lánh bạn.

Còn đây là một số giải pháp để khắc phục lòng đố kỵ của bạn với sếp:

Nói ra với ai đó: Hãy tìm một ai đó mà bạn tin tưởng để kể với họ về việc những cảm giác này đang hành hạ bạn ra làm sao. Đó có thể là một người họ hàng thân thích hoặc một người bạn tốt. Họ có thể giúp bạn tìm ra giải pháp.

Viết ra giấy: Nếu không tìm được người nào tin tưởng để tâm sự, bạn có thể dùng một cây bút và một cuốn nhật ký để viết ra những gì mình nghĩ. Cách này sẽ giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong mình, đồng thời nhận diện mục tiêu của những cảm xúc đó, cũng như xác định cảm xúc đó từ đâu mà tới. 

Kiểm soát ý nghĩ: Hãy tiêu diệt lòng đố kỵ bên trong bạn bằng cách chú ý vào những điểm mạnh, những tính cách tốt đẹp và tinh thần làm việc của bạn. 

Tránh so sánh bản thân với người khác: Bạn có thể ngưỡng mộ những điểm mạnh của sếp, nhưng không nên sử dụng chúng như một phương tiện để nhấn mạnh những thiếu sót của bản thân. “Mỗi khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ luôn cảm thấy kém cỏi. Điều đó tạo ra một vòng luẩn quẩn những cảm xúc tiêu cực”, chuyên gia Orloff nói. 

Phát triển lòng tự tôn: Tự khẳng định mình không chỉ đến dưới dạng lời nói hay tinh thần khi bạn tự nhủ rằng bạn là người thật tuyệt vời. Ở bên những người tích cực, ăn những thức ăn lành mạnh, tập luyện và dành thời gian nghỉ ngơi cũng là những cách tích cực để bạn xây dựng những cảm xúc tốt đẹp, chuyên gia Orloff khuyến nghị. Tất cả những việc này chỉ nhằm một mục tiêu là giảm sự chú ý vào sếp và đặt sự chú ý tích cực vào bản thân bạn.

Lịch sự với sếp: Từ bỏ lòng đố kỵ không có nghĩa là bạn phải trở thành bạn thân của sếp. Tuy nhiên, bạn cần giữ một thái độ lịch sự và tôn trọng với sếp. Cách này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc.

Biến tiêu cực thành tích cực: Hãy rèn luyện sự nghiêm khắc của bạn để thay đổi thái độ và hành vi. “Nếu bạn sử dụng những cảm xúc tiêu cực như một cách để thúc đẩy sự chuyển biến tới những thứ tốt đẹp hơn, thì đó là một bài học tốt”, chuyên gia Orloff nói.

Nghĩ tới việc chuyển chỗ làm việc: Nếu bạn không thể nào vượt qua được cảm giác ghen tị với sếp, hãy tính tới việc chuyển sang một công ty khác. Tuy nhiên, tìm một công việc mới có thể không phải là giải pháp hoàn hảo. Cho dù bạn tìm hướng đi nào, thì điều quan trọng hơn cả là bạn phải đối mặt với vấn đề, thậm chí là tìm kiếm sự hỗ trợ của những nhà chuyên nghiệp, chẳng hạn chuyên gia tâm lý.

Theo US News

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Hé lộ ngày càng nhiều sếp bự nhận lương bạc tỷ

2013 vẫn là năm khó khăn nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp công bố mạnh tay chi lương bạc tỷ cho các sếp lớn.
Theo báo cáo thường niên của Tổng công ty Cà phê Việt Nam (VCF), trong năm 2012, riêng tiền lương của các thành viên Ban tổng giám đốc đều trên 1 tỷ đồng. Trong đó, mức lương vị trí tổng giám đốc của ông Phạm Quang Vũ là hơn 1,51 tỷ đồng, tương đương bình quân 126 triệu đồng/tháng.
Ngoài khoản lương, ông Vũ còn được cộng thêm gần 1 tỷ phụ cấp và thưởng. Như vậy, tổng thu nhập trong năm 2012 của ông Vũ đạt gần 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, là một cổ đông của công ty, ông Vũ còn nhận được 566 triệu đồng cổ tức.
Là công ty gây ấn tượng với những khoản lợi nhuận ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) có vẻ rụt rè khi chi mức lương “khiêm tốn” hơn so với VCF cho lãnh đạo.

Cụ thể, tại GAS, chủ tịch Hội đồng quản trị hưởng lương cao nhất, 70 triệu đồng một tháng, Phó chủ tịch hơn 59 triệu, thành viên 57 triệu, trưởng ban kiểm soát nhận lương 47,1 triệu, thành viên ban kiểm soát lương 37,3 triệu đồng.

Ngoài ra, Chủ tịch nhận thêm khoản tiền thưởng 30 triệu đồng một tháng. Như vậy, trong một tháng, chủ tịch của GAS nhận được 100 triệu đồng, tương đương 1,2 tỷ đồng một năm.
Một Tập đoàn lớn của Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cũng rất mạnh tay  trả thù lao cho cán bộ. Ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, hiện tập đoàn này có 25.000 nhân sự và thu nhập bình quân đầu người của Viettel khoảng 18 triệu đồng/tháng, khá cao so với mức trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng tại FPT và VNPT.
Và thù lao của các sếp Viettel tất nhiên phải cao hơn con số 18 triệu đồng/tháng của nhân viên rất nhiều. ông Dũng cho biết Viettel trả lương theo khối quản lý với mức lương cao nhất là Tổng giám đốc và khối chuyên gia.
Mặc dù ông Dũng từ chối tiết lộ mức lương cao nhất trong khối lãnh đạo hoặc chuyên gia của Viettel, song, một nguồn tin cho biết, tại Viettel có những chuyên gia được trả lương tới vài trăm triệu mỗi tháng.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, lãi sau thuế năm vừa qua chỉ là 785 tỷ đồng nhưng ngân hàng Á Châu (ACB) vẫn mạnh tay chi trả lương, thưởng cho lãnh đạo.
Cụ thể, các thành viên hội đồng quản trị ACB nhận thù lao 14,3 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2011. Với các lãnh đạo, năm 2012, thu nhập ban tổng giám đốc và thù lao hội đồng quản trị, ban kiểm soát đều tăng. Ban tổng giám đốc nhận về 23,5 tỷ đồng, tương đương gần 200 triệu đồng/tháng bình quân (tính cả nhân sự cũ đã từ nhiệm là ông Lý Xuân Hải), còn các thành viên HĐQT nhận 14,3 tỷ thù lao, cao gấp đôi 2011, tương đương 62,7 triệu đồng/tháng/người (tính cả thành viên đã từ nhiệm).
Một công ty có quy mô nhỏ hơn nhiều là Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (SD9) cũng không tiếc tiền cho lãnh đạo. Tổng lương, thù lao hội đồng quả trị và các khoản thu nhập khác năm 2012 được Đại hội thông qua là hơn 2,7 tỷ đồng, trong đó tiền lương của chủ tịch hội đồng quản trị là 60 triệu đồng/tháng.

Trước đó, dư luận đã xôn xao về mức lương khủng của nhiều sếp lớn như bầu Đức, bà Thanh, bà Dung,..
Được biết mức lương cứng mà bầu Đức, chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai nhận được là 240 triệu đồng/tháng, tương ứng 2,88 tỷ đồng mỗi năm. Chủ tịch kiêm CEO Nguyễn Thị Mai Thanh của công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE nhận lương 100 triệu đồng/tháng, tương ứng 1,2 tỷ đồng/năm. Bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ nhận lương khoảng 1,7 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, chưa ai vượt qua được mức lương khủng mà ông Nguyễn Đức Vinh, nguyên Tổng giám đốc Techcombank thiết lập nên. Khi đảm nhiệm vị trí CEO tại Techcombank, ông Vinh nhận lương 20 tỷ đồng mỗi năm.
Theo Thanh Hà
VTC