Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bài giảng CRHO: Quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Chào các ban hôm nay tôi sẽ gửi đến các bạn một bài giảng nữa về kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp (CRHO) bao gồm 16 phần

                                                   Quản trị nhân sự chuyên nghiệp -Phần 3:

 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bài giảng CRHO: Quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Chào các ban hôm nay tôi sẽ gửi đến các bạn một bài giảng nữa về kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp (CRHO) bao gồm 16 phần

Quản trị nhân sự chuyên nghiệp -Phần 2: 
 

Bài giảng CRHO: Quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Chào các ban hôm nay tôi sẽ gửi đến các bạn một bài giảng nữa về kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp (CRHO) bao gồm 16 phần

Quản trị nhân sự chuyên nghiệp -Phần 1:










Kỹ năng tuyển dụng đào tạo


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 6

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 5

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:


Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 5

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 4

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 3

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 2

Chào các bạn!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

Bài giảng kỷ năng quản trị lực lượng bán hàng: phần 1

Chào các ban!
Hôm nay tôi tiếp tục gửi đến các bạn một số bài giảng về "quản trị lực lượng bán hàng" gồm có 6 phần:

kỹ năng mềm: kỹ năng học tập siêu tốc


Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Thói quen của người giàu


BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM: QUẢN TRỊ THỜI GIAN HIỆU QUẢ - TẬP 3


BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM: QUẢN TRỊ THỜI GIAN HIỆU QUẢ - TẬP 2


BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM: QUẢN TRỊ THỜI GIAN HIỆU QUẢ - TẬP 1


'Nghe quốc tế nói về điểm yếu kém của giới trẻ Việt Nam'

Hình ảnh: 'Nghe quốc tế nói về điểm yếu kém của giới trẻ Việt Nam'

Người nước ngoài ca ngợi thanh niên ta cũng lắm, như cần cù, nhạy bén, có chí tiến thủ nhưng đồng thời cũng phê phán ta nhiều điều. “Thuốc đắng dã tật”, chịu khó nghe người ta nói về những khiếm khuyết của mình cũng là một cách học hỏi.

Jean H. — một giáo viên trẻ người Pháp đã từng giảng dạy mấy năm ở nước ta, nhận xét thắng thắn về lớp trẻ Việt trong lĩnh vực giáo dục, rằng:

- “Thanh niên Việt nếu so sánh với các nước có phần kém tự tin và ít trưởng thành hơn. Tại lớp học, học sinh Việt không bao giờ đặt câu hỏi hoặc tranh luận với thầy giáo về bài giảng. Ngược lại ông thầy cũng chẳng mấy khuyến khích người học bày tỏ ý kiến, thậm chí còn tỏ ra bực bội nếu bị sinh viên chất vấn!

Ở cơ quan cũng tiếp tục cái tinh thần đó, các bạn trẻ thường thụ động, ít dám đặt câu hỏi với các sếp. Cái gì cũng gật đầu vâng dạ, nhưng công việc thì khó hoàn tất... Tôi e ngại rằng với cung cách ứng xử kiểu này, các bạn khó thi đua cạnh tranh với người”.

Đối với lớp trẻ đô thị con nhà khá giả, tình hình còn tệ hơn, theo như mô tả của chị Shirley M. — người Mỹ: 

- “Thăm viếng một số gia đình khá giả, tôi nhìn thấy con cái họ, nhất là con trai, về nhà là chơi, ít thấy học hành, tập thể dục hay giúp việc nhà. Bao nhiêu công việc đùn đẩy cả cho mẹ, chị em gái hoặc người giúp việc. Điều này thật khác xa ở phương Tây, con cái trong nhà đều tham gia phụ giúp làm việc nhà. Tôi nghĩ như vậy là không tốt, vì với cái lối cưng chiều như thế, một khi vào đời, làm sao họ có thể tự lập gánh vác việc gia đình và xã hội?”.

Anh Kumi Y. — người Nhật thuộc thế hệ mới, tuy không thích mấy lối làm việc cật lực của đồng bào mình, nhưng anh cũng lưu ý: 

- “Sang Việt Nam, tôi mới thấy người Nhật chúng tôi làm việc quá mức. Ở nước tôi, người ta ở lại công sở làm việc đến khuya là chuyện bình thường.

Ở Việt Nam, tôi nhìn thấy nhiều người về nhà ngay sau giờ cơ quan đóng cửa, thậm chí còn có người về sớm hơn, nhất là ở các công sở. Công nhân viên thường đi làm trễ, nghỉ trưa quá dài!

Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất một cách vô tư”.

Anh P.M.X là một chuyên gia cao cấp Việt kiều được mời tư vấn đánh giá lại một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, nhận xét khi làm việc chung với nhiều nhóm chuyên viên trẻ trong nước:

-  “Khi làm việc với một số công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam, tôi gặp gỡ không ít các em tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ ở nước ngoài về. Đây là những thành phần ưu tú ở Việt Nam, nhưng tôi lại rất thất vọng về họ, vì đa số chưa biết cách tổ chức và làm việc. Có lẽ họ đã thành công khi lấy được bằng cấp ở nước ngoài nhưng rõ ràng là chưa nắm bắt được phong cách lẫn phương pháp làm việc tiên tiến của người”.

Những nhận xét trên có vẻ không dễ “xuôi tai” nhưng là những điều đáng để ta phải “nghĩ”, nhìn lại mình và tăng tốc cùng đất nước tích cực hội nhập và cạnh tranh với người.

Theo THANH NIÊN ONLINE
Người nước ngoài ca ngợi thanh niên ta cũng lắm, như cần cù, nhạy bén, có chí tiến thủ nhưng đồng thời cũng phê phán ta nhiều điều. “Thuốc đắng dã tật”, chịu khó nghe người ta nói về những khiếm khuyết của mình cũng là một cách học hỏi.

Jean H. — một giáo viên trẻ người Pháp đã từng giảng dạy mấy năm ở nước ta, nhận xét thắng thắn về lớp trẻ Việt trong lĩnh vực giáo dục, rằng:

- “Thanh niên Việt nếu so sánh với các nước có phần kém tự tin và ít trưởng thành hơn. Tại lớp học, học sinh Việt không bao giờ đặt câu hỏi hoặc tranh luận với thầy giáo về bài giảng. Ngược lại ông thầy cũng chẳng mấy khuyến khích người học bày tỏ ý kiến, thậm chí còn tỏ ra bực bội nếu bị sinh viên chất vấn!

Ở cơ quan cũng tiếp tục cái tinh thần đó, các bạn trẻ thường thụ động, ít dám đặt câu hỏi với các sếp. Cái gì cũng gật đầu vâng dạ, nhưng công việc thì khó hoàn tất... Tôi e ngại rằng với cung cách ứng xử kiểu này, các bạn khó thi đua cạnh tranh với người”.

Đối với lớp trẻ đô thị con nhà khá giả, tình hình còn tệ hơn, theo như mô tả của chị Shirley M. — người Mỹ:

- “Thăm viếng một số gia đình khá giả, tôi nhìn thấy con cái họ, nhất là con trai, về nhà là chơi, ít thấy học hành, tập thể dục hay giúp việc nhà. Bao nhiêu công việc đùn đẩy cả cho mẹ, chị em gái hoặc người giúp việc. Điều này thật khác xa ở phương Tây, con cái trong nhà đều tham gia phụ giúp làm việc nhà. Tôi nghĩ như vậy là không tốt, vì với cái lối cưng chiều như thế, một khi vào đời, làm sao họ có thể tự lập gánh vác việc gia đình và xã hội?”.

Anh Kumi Y. — người Nhật thuộc thế hệ mới, tuy không thích mấy lối làm việc cật lực của đồng bào mình, nhưng anh cũng lưu ý:

- “Sang Việt Nam, tôi mới thấy người Nhật chúng tôi làm việc quá mức. Ở nước tôi, người ta ở lại công sở làm việc đến khuya là chuyện bình thường.

Ở Việt Nam, tôi nhìn thấy nhiều người về nhà ngay sau giờ cơ quan đóng cửa, thậm chí còn có người về sớm hơn, nhất là ở các công sở. Công nhân viên thường đi làm trễ, nghỉ trưa quá dài!

Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất một cách vô tư”.

Anh P.M.X là một chuyên gia cao cấp Việt kiều được mời tư vấn đánh giá lại một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, nhận xét khi làm việc chung với nhiều nhóm chuyên viên trẻ trong nước:

- “Khi làm việc với một số công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam, tôi gặp gỡ không ít các em tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ ở nước ngoài về. Đây là những thành phần ưu tú ở Việt Nam, nhưng tôi lại rất thất vọng về họ, vì đa số chưa biết cách tổ chức và làm việc. Có lẽ họ đã thành công khi lấy được bằng cấp ở nước ngoài nhưng rõ ràng là chưa nắm bắt được phong cách lẫn phương pháp làm việc tiên tiến của người”.

Những nhận xét trên có vẻ không dễ “xuôi tai” nhưng là những điều đáng để ta phải “nghĩ”, nhìn lại mình và tăng tốc cùng đất nước tích cực hội nhập và cạnh tranh với người.

Theo THANH NIÊN ONLINE

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

17 khác biệt trong tư duy của người giàu

Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo.
Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

 .
Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.

.
Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

.
Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.

.
Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.

.
Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

.
Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.

.
Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá

.
Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

.
Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận

.
Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian

.
Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc"

.
Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc

.
Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ

.
Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ

.
Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ

 .
Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.
Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh "17 tư duy thịnh vượng" được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Sự nghiệp trước tuổi 30 của những doanh nhân nghìn tỷ

Với hầu hết các doanh nhân, tuổi tam thập nhi lập là dấu mốc quan trọng để họ bứt phá, gây dựng nền tảng cho những công ty nghìn tỷ sau này.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Đối phó với đồng nghiệp hay đố kỵ bằng cách nào?

- Thành công của bạn ở nơi làm việc có thể khiến những đồng nghiệp có tính đố kỵ cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn vượt qua được tình trạng bị “ghen ăn tức ở” đó.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước hết, bạn cần xác định xem liệu có đúng là bạn đang bị đồng nghiệp ghen tị. Lòng đố kỵ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như những khác biệt trong thăng tiến, tiền lương, sự công nhận, chuyên môn, và thậm chí là cả chuyện giàu-nghèo. 

Một số biểu hiện hành vi có thể cho thấy đồng nghiệp đang ghen tị với bạn. Chẳng hạn, anh/cô ấy tỏ thái độ bực dọc, lạnh nhạt hoặc bất hợp tác ngay sau khi bạn được thăng chức hoặc tăng lương. Những đồng nghiệp đố kỵ với bạn cũng có thể tìm cách làm xấu đi mối quan hệ giữa bạn với cấp trên trước những đợt rà soát tăng lương hoặc nâng chức. Điều này thường xảy ra giữa những nhân viên làm cùng một công việc, cùng dưới sự quản lý của một vị sếp. 

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên nhận thức rõ về những tín hiệu này về lòng đố kỵ của đồng nghiệp, nhưng không nên đáp trả bằng thái độ hay hành động thể hiện sự không vừa ý hoặc đua tranh.

Khi đã xác định được bản thân bạn đang trở thành đối tượng bị đố kỵ ở công sở, bạn đừng quên những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia:

1. Không phản ứng

Những đồng nghiệp đố kỵ có thể “buôn chuyện” để nói xấu sau lưng bạn, và điều này khiến bạn muốn gặp họ để nói chuyện cho ra nhẽ. Việc bạn khó chịu trước những câu chuyện ngôi lê đôi mách liên quan đến mình là lẽ tự nhiên, nhưng việc phản ứng rút cục chỉ khiến những người đố kỵ với bạn có thêm vũ khí để chống lại bạn. 

Vì vậy, tốt hơn hết, hãy giữ thái độ bình tĩnh và nhớ rằng, những người ghen tị “buôn chuyện” về bạn chẳng qua chỉ vì họ muốn có được những thành tích như bạn mà chưa làm được.

2. Tránh từ “ghen tị”

Khi câu chuyện diễn biến xấu tới mức ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn, đó là lúc bạn nên làm điều gì đó. Nhưng hãy thận trọng về những lời mà bạn nói.

Chẳng hạn, không phải là một ý tưởng tốt nếu bạn tiến đến một đồng nghiệp và cáo buộc anh/cô ấy ghen tị với mình. Tất nhiên, người đồng nghiệp đang sôi sục vì đố kỵ với bạn sẽ không bao giờ thú nhật điều đó. Một cuộc đối đầu như vậy rốt cục sẽ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng.

Vậy đâu là cách tốt nhất để đối mặt với những đồng nghiệp đố kỵ? Đừng tỏ ra hung hăng hay cứng rắn với họ. Chỉ cần một chú gây hấn của bạn sẽ được những người đố kỵ xem là cơ hội để chống lại bạn. Vì thế, hãy tiếp cận với họ bằng những mối bận tâm cụ thể, chẳng hạn hãy đề nghị họ giải thích vì sao không hợp tác với bạn, thay vì buộc tội họ ghen tị với bạn. Hoặc hỏi xem liệu họ có đang có chuyện gì không. Nếu cần thiết, bạn có thể thu hút sự chú ý của họ vào thực tế là hành động của họ đang gây ảnh hưởng xấu tới công việc chung.

3. Biết cách tìm kiếm đồng minh

Việc duy trì những mối quan hệ khăng khít ở nơi làm việc luôn giữ vai trò quan trọng. Trước hết, bạn cần để cấp trên nắm rõ được công việc mà bạn làm hàng ngày. Một đồng nghiệp ghen tị và xấu tính có thể tìm cách bôi xấu bạn bằng cách nói với cấp trên không chuẩn xác về công việc mà bạn làm. Nếu bạn thường xuyên báo cáo với sếp về tiến trình công việc, thì mối quan hệ giữa sếp với bạn không thể bị ảnh hưởng bởi những hành vi bôi xấu như vậy.

Ngoài ra, bạn cũng cần gây dựng được mối quan hệ tốt với tất cả các đồng nghiệp. Khi đó, các đồng nghiệp sẽ có cách nhìn khách quan về bạn, nói tốt cho bạn, khiến cho những đồng nghiệp hay đố kỵ không còn cơ hội chống lại bạn.

4. Đặt mình vào vị trí của người đố kỵ

Đừng quên tìm hiểu vì sao bạn bị đố kỵ. Chẳng hạn, có thể đó là do người đồng nghiệp kia không được công nhận những kết quả công việc mà họ đạt được. Trong trường hợp đó, nếu bạn nỗ lực khen ngợi họ, thì căng thẳng có thể được giải tỏa.

Thậm chí, bạn cũng có thể đưa ra lời khuyên giúp họ cải thiện hiệu quả làm việc và được công nhận thành tích. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng để tránh việc người đồng nghiệp đó cảm thấy như đang bị bạn “dạy dỗ”.

5. Nhìn lại mình

Bạn bị đồng nghiệp đố kỵ không chừng lại do chính lỗi của bạn. Hãy nhìn lại mình xem bạn có phô trương quá đà những thành tích của mình với đồng nghiệp hay có nói quá về việc sếp yêu mến bạn ra sao. Đây thực sự là những việc làm không phù hợp trong môi trường công sở và chỉ khiến bạn bị ghen tị, thậm chí là bị xa lánh.

Theo Career Journal

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Sắp đến lúc "rẻ như xe nhập khẩu



Cơ hội cho người tiêu dùng
Theo lộ trình gia nhập AFTA, từ năm 2014 đến 2018, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam sẽ hạ dần xuống 0%. Cụ thể, trong năm 2014, mức thuế nhập khẩu sẽ giảm còn 50%, năm 2015 còn 35%, năm 2016 còn 20%, năm 2017 là 10% và 2018 là 0%.
Để kéo dài thời gian, tạo điều kiện xoay trở cho các nhà sản xuất trong nước cũng là để phát triển ngành công nghiệp ô tô, mới đây, Bộ Công Thương đã "ngồi lại" với các doanh nghiệp (DN) xây dựng lộ trình giảm giá.
Theo đó, trong hai năm 2014 và 2015, mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN là 50%, năm 2015 còn 35%, năm 2016 còn 20%, năm 2017 là 10% và năm 2018 là 0%.
Cùng với "lộ trình mới" này, Bộ Công Thương cũng xây dựng phương án ưu đãi các nhà sản xuất trong nước bằng việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế trước bạ.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô dưới 10 chỗ được đề xuất giảm 50%, lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu cũng giảm 50%. Nếu phương án này đi vào hiện thực thì thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô dưới 10 chỗ ngoài sẽ còn 22,5-30% và thuế đăng ký trước bạ sẽ còn 5-7%.
Nếu hai phương án trên được thực hiện cùng lúc thì giá ô tô tại Việt Nam sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, và như vậy, cơ hội sở hữu ô tô giá rẻ đang đến rất gần với người tiêu dùng.
Việc giá xe giảm sẽ không có gì đáng ngại nếu như xe nhập khẩu không giảm. Khi giá xe giảm, lượng người mua xe tăng lên thì dung lượng thị trường sẽ ngày càng lớn.
Thế nhưng, khi xe lắp ráp trong nước giảm giá thì những ưu đãi thuế suất theo lộ trình gia nhập AFTA cũng giúp xe nhập khẩu giảm giá. Theo nhiều DN sản xuất ô tô, chỉ cần thuế nhập khẩu giảm 50% thì giá nhiều mẫu xe nhập khẩu sẽ bằng với xe lắp ráp trong nước.
Cụ thể, một chiếc xe có giá khai báo 10.000USD sẽ được giảm 1.650USD và xe có giá càng cao thì mức giảm càng nhiều. Và như vậy, chắc chắn, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam.
Xoay trở theo thực tế
Trước "sức ép của AFTA", các DN sản xuất ô tô trong nước đang "sốt vó” trong việc tìm phương cách đối phó. Tuy nhiên, do đã có những đề án đang được Bộ Công Thương xây dựng nên hiện tại, các hãng đều trong tình trạng nghe ngóng, chưa có những động thái cụ thể.
Ông Gaurav Gupta, Tổng giám đốc GM Việt Nam, thừa nhận, việc giảm phí trước bạ trong tháng 4 đã giúp thị trường ô tô khởi sắc hơn, doanh số bán ra của các hãng cũng tăng so với trước.
Tuy nhiên, "Chúng tôi đang chờ đợi sự đổi mới trong chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam. Nếu Chính phủ tăng ưu đãi cho sản xuất trong nước chắc chắn chúng tôi đẩy mạnh đầu tư, cho ra đời nhiều mẫu xe mới giá hợp lý hơn", ông Gaurav Gupta cho biết.
Công ty Mercedes-Benz Việt Nam mặc dù cũng đang "nghe ngóng" nhưng đã tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn tại Việt Nam.
Bằng chứng là năm rồi, Mercedes-Bend Việt Nam đã đầu tư 23 triệu USD cho hệ thống phân phối và đầu năm nay, thương hiệu xe sang đến từ Đức này cũng đã xây dựng xưởng sơn tĩnh điện trị giá gần 10 triệu USD.
Ông Michael Behrens, Tổng giám đốc Công ty Mercedes-Benz Việt Nam, khẳng định: "Chúng tôi không đầu tư để đóng cửa nhà máy trong năm 2018. Chúng tôi tin tưởng vào nhu cầu của khách hàng ở Việt Nam và có chiến lược lâu dài tại đây".
Tuyên bố là vậy nhưng ông Michael Behrens cũng "úp mở" cho biết sẽ tận dụng sức mạnh từ nhà máy ở Việt Nam với các nhà máy của thương hiệu này tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
Trong khi đó, Công ty ô tô Trường Hải dù cam kết tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất nhưng đã đề nghị Chính phủ cho bốn công ty thành viên được giãn thuế nhập khẩu trong vòng 1 năm (từ ngày 1/7/2013 đến 30/6/2014) với số tiền khoảng 1.214 tỉ đồng.
Số tiền giãn thuế, theo lãnh đạo Trường Hải là sẽ được dồn vào cho dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ ô tô Chu Lai - Trường Hải.
Các DN khác, tuy không công bố nhưng hầu hết đều đẩy mạnh sản xuất cho những dòng sản phẩm có dung lượng thị trường lớn và những dòng xe không có lợi thế sẽ được thay thế bằng xe nhập khẩu.
Theo các chuyên gia ngành ô tô, nếu các chính sách về thị trường không nhanh chóng được triển khai thì việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ khó thành hiện thực.
Và mặc dù mới đây, Nhật Bản đã đồng ý hợp tác phát triển công nghiệp ô tô với Việt Nam nhưng cũng đã đặt điều kiện là các chính sách phải thay đổi, phải ổn định, minh bạch và ưu đãi.

Nếu không có những chính sách kịp thời thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khó thành hiện thực

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Đại gia nhà đất, không bỏ chạy thì bỏ mạng

Cơn bão khủng với tâm chấn rơi vào thị trường BĐS đã vắt kiệt sức của rất nhiều DN. May mắn thì lợi nhuận giảm, không thì thua lỗ, phá sản, vướng vào vòng lao lý…

Họa vô đơn chí
 
Họa vô đơn chí

Không tệ hại như Vĩnh Hưng, Sỹ Ngàn hay Mai Linh, nhiều DN niêm yết trên TTCK hiện vẫn đang lao đao với cuộc khủng hoảng với tâm chấn là BĐS. Nhiều doanh nhân đau đầu tìm lối thoát trong bối cảnh BĐS liên tục giảm giá nhưng vẫn khó bán.

Cuối tháng 6, Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã thua trong vụ kiện đầu tiền về việc chậm giao nhà. Đại diện QCG cho biết, công ty đã kháng án. Chưa biết kết quả sẽ tới đâu, nhưng nhiều NĐT cho rằng niềm tin vào DN này chắc chắn bị suy giảm và QCG có thể còn đối mặt với hàng loạt vụ kiện tương tự.

Thông tin bất lợi đến với QCG trong bối cảnh DN này trải qua rất nhiều sóng gió với 2 năm gần đây với cú thua lỗ gần 40 tỷ đồng trong năm 2011; doanh thu tụt giảm; tồn kho thuộc tốp đầu trong khối các DN lĩnh vực này; và cổ phiếu cuối 2012 bị đưa vào diện cảnh báo...

Tính tới cuối quý I/2013, QCG vẫn có số nợ gần gấp đôi vốn chủ sở hữu với lãi suất rất cao, mà theo QCG khiến hàng tháng tài sản hao hụt rất nhiều và không thể kiểm soát được.

Không chỉ DN BĐS, nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhảy vào BĐS cũng đau đầu và đang tìm cách thoát khỏi bùn lầy.

Chủ tịch một công ty ngành xây dựng có tiếng, niêm yết trên TTCK, trong phiên họp đại hội cổ đông của công ty này gần đây chia sẻ, ông mất ăn mất ngủ, luôn trong tình trạng lo lắng, bất an do BĐS không có đầu ra, không tìm kiếm được nguồn thu để bù đắp lãi vay, nợ gốc cho cả nghìn tỷ đồng.

Theo nhà lãnh đạo này, mỗi năm DN mất 60-70 tỷ đồng tiền lãi mà nguồn thu chả thấy đâu, dự án chưa ra tiền, vay thêm để hoàn thành dự án cũng khó mà để đấy thì không được. Tương lai DN khá mù mịt.

Rất nhiều DN trong lĩnh vực xây dựng, từ nhỏ như "họ Sông Đà" cho tới các ông lớn như Vinaconex cũng rơi vào tình trạng khó khăn do BĐS trầm lắng, tín dụng ngân hàng thắt chặt. Không ít các DN đã phải thoái vốn khỏi nhiều công ty con, khỏi các dự án để cân bằng lại tài chính.

Gần đây, CTCP Tài Nguyên (TNT) cũng gây sốc cho giới đầu tư khi công bố kết quả kinh doanh quỹ I/2013 không có khoản thu nào. Từ một DN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, TNT đã nhảy thêm sang BĐS từ 2009 và tăng vốn gấp 5-6 lần để mở rộng hoạt động nhưng cũng đúng lúc BĐS bắt đầu lao dốc và DN nếm trái đắng thua lỗ đầu tiên năm 2012.

Trước đó, giới đầu tư đã biết đến những thất bại của nhiều đại gia tên tuổi khi dính vào BĐS như Kinh Đô (KDC), Cơ điện lạnh (REE), Sacom (SAM), Hoa Sen (HSG), Giấy Vĩnh Tiến...

Rất nhiều DN đã nhanh chân rút khỏi BĐS để quay về với ngành nghề kinh doanh cốt lõi nhưng cũng có không ít đơn vị đang cố theo lao với kỳ vọng thị trường BĐS sớm ấm trở lại.

Rũ bỏ hay theo lao?

Tiếp bước KDC, REE, SAM, HSG..., rất nhiều DN gần đây đã hoặc chủ trương thoái bớt vốn khỏi BĐS.

Báo cáo tài chính quý I/2013 cho thấy, Công ty CP Sông Đà 5 (SD5) đã thoái vốn hoàn toàn khỏi khoảng đầu tư trị giá gần 80 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) sau gần một năm nắm giữ.

Cú thoái vốn này đã khiến SD5 lỗ nặng. Con số chính xác chưa có nhưng theo báo cáo tài chính 2012, SD5 đã trích lập hơn 33 tỷ đồng cho khoản đầu tư này - một con số rất lớn so với quy mô 90 tỷ đồng của DN.

Gần đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) đã chuyển nhượng 30% trong tổng 48% cổ phần sở hữu tại CTCP Đầu tư phát triển Đô thị Sinh thái Vân Trì (vốn điều lệ 160 tỷ đồng) và 27% trong 45% đang sở hữu tại CTCP Du lịch và Đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Đồng Xương Hà Nội (60 tỷ).

Khoản lỗ 7,5 tỷ đồng trong năm 2011 và lợi nhuận rất thấp năm 2012 cũng như quý I/2013 phần nào cho thấy TIG đang cơ cấu lại hoạt động đầu tư của mình.

Rất nhiều DN khác đang chủ động rút bớt chân khỏi BĐS như: DIG (thoái vốn khỏi DIC Đồng Tiến, chuyển nhượng một phần dự án KĐT du lịch Đại Phước cho công ty con); TH1 (chủ động đề xuất tạm dừng dự án chung cư của Công ty ở đường Hòa Bình, quận Tân Phú và đề nghị được cấp phép làm lại kho bãi)...

Ở chiều ngược lại, nhiều DN gá chân sang BĐS vẫn đang loay hoay với các khoản đầu tư tài chính vào DN BĐS, vào các dự án BĐS.

Tại đại hội cổ đông 2013, QCG đưa ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận khá ấn tượng, tăng tương ứng hơn 42 và hơn 54 lần so với 2012. QCG cho biết năm nay sẽ tiếp tục cơ cấu lại danh mục dự án đầu tư; chuyển đối trái phiếu, phát hành cho các nhà đầu tư lớn, đồng thời vay vốn cá nhân từ HĐQT và các bên liên quan các đối tác để đảm bảo vốn cho các dự án đang xây dựng dở dang.

Cho dù doanh thu quý I/2013 chưa tới 300 triệu đồng nhưng cũng khá tự tin, đại diện TNT cho rằng, DN sẽ sớm ổn định hoạt động trong năm nay.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, DN có thể tự tin quá đà. Với vốn điều lệ vài chục tỷ đồng mà DN ôm rất nhiều dự án, với mỗi cái lên có tổng đầu tư lên tới vài nghìn tỷ đồng thì rủi ro rất lớn trong bối cảnh BĐS trầm lắng, tín dụng khó tiếp cận.

Hy vọng BĐS phục hồi không phải là viễn tưởng bởi nhu cầu còn rất lớn nhưng có lẽ vấn đề là khi nào thị trường sẽ phục hồi?. Tuy nhiên, nền kinh tế có đủ mạnh và thu nhập người dân có đủ cao để nuôi dưỡng thị trường hay không trong bối cảnh tín dụng sẽ khó có cửa dễ dãi như trước đây?

Theo Mạnh Hà
VEF

Phía sau vụ thâu tóm Phở 24

Nuôi mộng biến Phở 24 thành thương hiệu đẳng cấp thế giới nhưng cuối cùng ông chủ Lý Quý Trung vẫn quyết định bán thương hiệu này với giá 20 triệu USD.

Tính cả thời gian đàm phán hợp đồng, thương vụ mua bán Phở 24 đã diễn ra cách đây 2 năm. Trong suốt hai năm qua, giới kinh doanh dù thạo tin cũng chỉ có thể biết được những diễn biến sơ lược nhất. Theo đó Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thương hiệu đình đám tại Việt Nam Highlands Coffee mua 100% cổ phần Phở 24 từ ông chủ Lý Quý Trung với giá 20 triệu USD trong tháng 11/2011. Ông Trung trước đó khởi nghiệp xây dựng Phở 24 chỉ với "vỏn vẹn" một tỷ đồng.
                                                                Ông Lý Quý Trung, "cha đẻ" thương hiệu Phở 24. Ảnh: PV
Công ty Việt Thái Quốc Tế của ông Davaid Thái, sau khi sở hữu 100% cổ phần thương hiệu Phở 24, đã bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines). Giao dịch có giá trị 25 triệu USD thông qua Jollibee Worldwide - thành viên Tập đoàn Jollibee.

Đây tất cả những gì mà giới truyền thông có được và cũng không biết thông tin này chính xác đến đâu vì cả 3 bên ông Lý Quý Trung, Việt Thái Quốc Tế và Jollibee chưa hề lên tiếng khẳng định hay phủ nhận.

Các chuyên gia đồng loạt mổ xẻ nguyên nhân tại sao ông Lý Quý Trung quyết định bán Phở 24. Quyết định này gây khá nhiều ngạc nhiên cho người trong giới vì ai cũng biết tham vọng đưa Phở 24 ra thế giới của ông Trung mạnh mẽ như thế nào. Ông Trung từng tuyên bố Phở 24 sẽ là công ty của cả cộng đồng, lên sàn giao dịch và là tên tuổi quốc tế.

Dù ngạc nhiên nhưng hầu hết các chuyên gia đều đánh giá ông Trung đã có quyết định đúng đắn vì Phở 24 đã có dấu hiệu đi xuống trước thời điểm bị thâu tóm. Lúc đó, các cửa hàng trong nước đuối sức, mặc dù cách phục vụ cũng như chất lượng món ăn vẫn được bảo đảm. Bên cạnh đó, Phở 24 bộc lộ rõ nhưng yếu điểm của hệ thống nhượng quyền. Khi gia tăng quy mô hoạt động, thách thức trong quản trị chất lượng cũng tăng theo. Hình thức này đòi hỏi phải kiểm tra liên tục và nếu bên nhận nhượng quyền không đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát bắt buộc của bên nhượng quyền thì phải kết thúc hợp đồng, nếu không muốn đánh mất hình ảnh thương hiệu.

Nhưng tất cả chỉ là phân tích được các chuyên gia kinh tế đưa ra. Về phần mình, ông Lý Quý Trung hoàn toàn im lặng trước mọi “phán xét” mà dư luận dành cho thương vụ triệu đô này. Tuy nhiên, mới đây, ông Trung bất ngờ lý giải tại sao ông lại bán “đứa con tinh thần” trong cuốn tự truyện.

Tài chính là vấn đề lớn nhất khiến ông Trung quyết định bán Phở 24 sau 11 tháng đàm phán và cân nhắc. Theo ông Trung, để nâng cấp hệ thống cửa hàng, đẩy mạnh quảng bá cũng như đầu tư vào nhiều dự án tại thị trường quốc tế, công ty cần rất nhiều tiền.

Trong khi đó, ông Trung luôn có quan điểm tránh vay vốn ngân hàng. Vốn thiếu, Phở 24 lại “rơi” vào đúng thời điểm sắp thoái vốn của Quỹ đầu tư VinaCapital. Theo thông lệ, các quỹ đầu tư thường thoái vốn tại công ty liên kết sau 5 năm rót vốn.

Những nguyên nhân khác có thể kể đến chính là lỗ hổng quản trị hệ thống và Phở 24 gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu đồ ăn nhanh có tiếng ồ ạt đổ vào Việt Nam như KFC, Lotte…

Phở 24 hiện có tới 2 ông chủ mới. Đó là Tập đoàn JolliBee của ông Tony Tan Caktion và công ty Việt Thái Quốc Tế của ông David Thái. Cả hai đơn vị này cùng nắm giữ 50% cổ phần sau khi Việt Thái Quốc Tế bán lại 50% cổ phần của Phở 24 cho thương hiệu ăn nhanh nổi tiếng của Philippines.
                                             Ông Tony Tan Caktion và ông David Thái, những ông chủ mới của Phở 24. Ảnh: PV
Ở Philippines, cái tên Tony Tan Caktion được coi là một huyền thoại sống về tài kinh doanh. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Tony Tan từ một ông chủ cửa hàng bán kem đã vươn lên trở thành một tỷ phú với hơn 2.500 cửa hàng đồ ăn nhanh ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Sớm nhận thấy “mỏ vàng” đồ ăn nhanh, ông Tony Tan thành lập JolliBee. Hai mươi năm sau, JolliBee có thể giúp ông kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ kinh doanh nhượng quyền.
Thời điểm JolliBee được thành lập, các tập đoàn đa quốc gia như McDonald's đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Philippines. Nhưng do nắm vững văn hóa, khẩu vị của người dân bản địa và áp dụng chính sách giá rẻ, JolliBee vẫn giành phần thắng trong cuộc chiến với các ông lớn thế giới.
Bên ngoài Philippines, Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng của tập đoàn này.
Một ông chủ khác của Phở 24 không thể không kể đến chính là ông David Thái. David Thái là Việt kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty tư nhân trong nước. Ông rất thành công với thương hiệu cà phê rang xay đóng gói Highlands Coffee, và khẳng định vị trí hàng đầu trong mô hình nhượng quyền thương hiệu đồ uống tại Việt Nam.
Tập đoàn Việt Thái được ông thành lập năm 2002 với hai cửa hàng Highlands Coffee ở Hà Nội và TP.HCM, sau đó phát triển gần 100 cửa hàng trên 6 tỉnh thành. Cho biết sứ mệnh của mình là đem lại những gì tốt đẹp nhất của thế giới tới Việt Nam và những gì tốt đẹp nhất của Việt Nam ra thế giới, Việt Thái đẩy mạnh các hoạt động liên quan tới phong cách khách hàng, tham gia phân phối sản phẩm của các thương hiệu tiêu dùng hàng đầu thế giới.
Giới chuyên gia rất lo ngại cho Phở 24 sau khi ông Lý Quý Trung quyết định buông thương hiệu này. Tuy nhiên, những lo lắng trên có vẻ thừa thãi khi Phở 24 đang không ngừng phát triển về quy mô.
Đến tháng 6/2012, chỉ khoảng nửa năm sau khi được chuyển nhượng, Phở 24 đã mở 70 cửa hàng. Không chỉ có vậy, Phở 24 có kế hoạch mở thêm cửa hàng ở tất cả các thành phố lớn của Việt.
Tới tháng 12/2012, Phở 24 tiếp tục khai trương thêm cửa hàng. Trong buổi lễ, ông David Thái khẳng định: “Thời gian tới, Phở 24 sẽ tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh bằng việc khai trương nhiều cửa hàng mới tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang… Phấn đấu sẽ đạt 1.000 cửa hàng trong tương lai”.
Phát biểu của ông David không phải là lời nói suông. Chỉ sau đó 4 tháng, Phở 24 khai trương cửa hàng mới tại Đà Nẵng. Và ông David Thái tiếp tục hứa phở 24 sẽ tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng việc mở thêm nhiều cửa hàng mới tại nhiều thành phố lớn. Cùng với đó, thương hiệu này còn quyết định cạnh tranh về giá. Thay vì 50.000 đồng một tô phở như trước đây, hiện nay, giá Phở 24 giảm xuống 39.000 đồng.