Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Những điều “quan trọng” giúp bạn thăng tiến trong công việc

Bạn khởi nghiệp ở vị trí nhân viên văn phòng. Sau vài năm, bạn vẫn ngồi đó dù có khả năng cao hơn. Những vị trí lãnh đạo không dành cho típ người rụt rè. Để đến đó bạn phải hành động.

1. Tham vọng. Bước đầu tiên để tự khẳng định mình là biết rõ bạn muốn gì: được công nhận, phần thưởng, trách nhiệm, vinh danh nghề nghiệp và thu nhập cao. Nhưng đừng chỉ có biết trong im lặng, hãy bày tỏ với mọi người. Tất nhiên, đừng nói với sếp rằng bạn muốn thay thế vị trí của ông ta, cho dù đó thực sự là mục tiêu của bạn.
2. Không thôi mơ ước rằng bạn sẽ ở một trong những vị trí quan trọng. Vị trí đó càng cụ thể càng tốt. Hãy hình dung mình làm gì, trách nhiệm ra sao… Chi tiết hơn nữa, ở vị trí đó, mình sẽ ăn mặc thế nào, gặp những ai, nói những gì… Từng bước như vậy, bạn sẽ nhận thấy mình đang dần tiến đến vị trí mơ ước.
3. Yêu công việc như chính cuộc sống của mình. Qua hành động, lời nói…, hãy chứng tỏ mình xem công ty như nhà mình. Hãy chắc rằng mọi người không thể phủ nhận cống hiến của bạn cũng như những điều bạn sẽ làm được ở vị trí trí mà bạn được tín nhiệm. Đừng chỉ ngồi chờ người khác nhận ra những phẩm chất, năng lực của mình. Tóm lại: Hãy tự nhủ, sự thăng tiến không thể hiện qua những gì bạn nhận được, mà qua những gì bạn cống hiến.


4. Đừng tủn mủn. Nếu công việc đòi hỏi bạn làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì đừng vội suy tính thiệt hơn: “Tôi có nhận được tiền phụ trội không?”. Hãy nhớ, ở vị trí càng cao, công việc càng bận rộn hơn, căng thẳng hơn. Bù lại, bạn sẽ nhận được thu nhập và những đãi ngộ hấp dẫn. Và để vươn lên vị trí lãnh đạo, người ta cần 80% sự chăm chỉ, 10% may mắn. Bạn hãy chứng tỏ mình hơn người khác ở chỗ biết vượt ra phạm vi công việc. Những ông chủ thường đánh giá cao các nhân viên biết vận dụng mọi lợi thế và cơ hội để đóng góp cho công ty.
5. Giải quyết theo thứ tự từ khó đến dễ. Có lúc, bạn gặp phải vấn đề cực kỳ khó nuốt. Khi ấy, hãy tạm gác lại, chuyển sang việc khác và sẽ quay trở lại với việc ấy sau. Người thông minh hiểu rằng sự nghiệp của mình không chỉ là mỗi ngày giải quyết một vấn đề.
6. Chạy đua với thời gian. Nếu bạn có thể cung cấp cho khách hàng lượng sản phẩm mà họ cần trong khoảng thời gian ngắn hơn so với hợp đồng mà chất lượng hàng vẫn đảm bảo, thì bạn sẽ được lợi 2 lần: sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận cho công ty (vì đã tiết kiệm thời gian sản xuất). Vì thế, hãy luôn đặt mình vào tác phong làm việc khẩn trương.

Sự thăng tiến không thể hiện qua những gì bạn nhận được, mà qua những gì bạn cống hiến
Sự thăng tiến không thể hiện qua những gì bạn nhận được, mà qua những gì bạn cống hiến

7. Biết hóng chuyện. Đừng chỉ biết mỗi công việc của mình, trong bộ phận mình. Bạn cần hiểu được mọi hoạt động của công ty, các bộ phận khác đang làm gì… Bằng sự hiểu biết này, bạn mới nghĩ ra ý tưởng để đóng góp nhiều hơn cho công ty. Đồng thời, bạn có thể thay thế cho một vị trí ở bộ phận khác khi cần thiết. Điều này chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng, đa năng và quan tâm đến mọi bước đi của công ty mình. 8. Chấp nhận lăn xả. Nếu cần xuống nhà kho để kiểm kê hàng hóa đang bị mối mọt tấn công, mà bạn thì đang mặc chiếc váy dài thướt tha, bạn có ngại không? Nhiều phụ nữ đã sai lầm khi từ chối những việc mà họ nghĩ không thích hợp với mình. Thực ra, cần phải chứng tỏ với cánh đàn ông (có thể là khách hàng, đồng nghiệp hoặc cấp trên) rằng bạn có thể làm cả những việc tưởng chỉ dành cho họ. Trong công việc, “tiểu thư” quá thì càng ít được tin cậy.
9. Có chính kiến. Thay vì luôn đồng ý những điều sếp nói, hãy lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình. Sự phản hồi cho sếp biết bạn quan tâm đến công việc. Hãy ứng xử linh hoạt với style của cấp trên. Chẳng hạn, típ lãnh đạo truyền thống chỉ quan tâm đến chi phí và con số, khi ấy, hãy chứng minh bạn có thể tiết kiệm chi phí. Nịnh hót không phải là biện pháp an toàn. Sếp sẽ thay đổi, người đang làm sếp hôm nay không thể đảm bảo cho bạn về lâu dài.
10. Khôn ngoan. Bạn đang gặp trở ngại trên đường tiến đến vị trí lãnh đạo, đặc biệt từ phía đồng nghiệp, những người nghĩ rằng họ cũng xứng đáng như bạn. Vậy thì để tránh sự phản ứng tiêu cực từ họ, bạn cần khéo léo chứng tỏ giá trị của mình. Chẳng hạn, khi được phân công quản lý những người có thâm niên hơn, bạn sẽ gặp sự chống đối. Cần chứng minh với họ rằng bạn có khả năng của người đứng đầu và giúp họ làm việc tốt hơn.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nhỏ ơi - Gia Huy


Lần đầu ta gặp nhỏ trong năng chiều bay bay.
Ngập ngừng ta hỏi nhỏ,nhỏ bảo nhỏ không tên.
Ừ thì nhỏ không tên bây giờ quen nhé nhỏ, nhỏ ơi !
Lần này ta gặp nhỏ trong nắng chiều bay bay.
Ngập ngừng ta hỏi nhỏ, nhỏ bảo nhỏ chưa yêu.
Ừ thì nhỏ chưa yêu, bây giờ yêu nhé nhỏ, nhỏ ơi
Lần này nhỏ quay đi không thèm nhìn ta nữa
Giọt sầu rơi một mình, chỉ còn ta một mình,nhỏ ơi!
Còn gì đâu hỡi nhỏ trong nắng chiều phôi phai.
kỉ niệm ta cùng nhỏ giờ chỉ là hư vô.
Ừ thì là hư vô xa rồi vẫn nhớ hoài nhỏ ơi
Tình cờ ta gặp nhỏ trong nắng vàng ban mai
Thẹn thùng ta hỏi nhỏ nhỏ bảo khờ ghê đi
Ừ thì khờ ghê đi thương rồi sao chẳng hiểu, nhỏ ơi!

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Vậy tại sao chúng ta không dùng vũ lực để đánh nhau khi TQ xâm phạm lãnh thổ Việt Nam???


Thứ nhất:
- Chúng ta còn quá nghèo, sức mạnh quân sự của ta chưa đủ để đánh nhau tay đôi với quân Tàu trên biển được. Sau đây là số liệu chi cho quốc phòng của Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc năm 2011: Ngân sách chi cho quốc phòng của Việt Nam năm 2011 là 2,6 tỷ USD, của Mỹ là 645 tỷ USD, của Trung Quốc là 91,5 tỷ USD, Đài Loan 12,92 tỷ USD. Qua số liệu trên cho ta thấy tương quan lực lượng giữa ta và địch như thế nào. (Các bạn đừng so sánh rằng thế tại sao ta thắng Mỹ nhé, khi chiến tranh chống Mỹ số tiền mà Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho ta bằng só tiền mà Mỹ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà đấy).
- Thứ 2: Nếu chúng ta dùng quân sự tấn công trên biển thì sao? Nếu ta làm như vậy thì chính chúng ta sẽ mắc phải mưu đồ đen tối của Trung Quốc và Đài Loan, không những chúng ta không thể thắng được mà chúng ta tiếp tục mất hết quyền kiểm soát các đảo hiện nay chúng ta đang chiếm giữ.
- Thứ 3: Nếu giả sử chúng ta tạm thời chiến thắng thì về mặt lâu dài chúng ta không đủ tiềm lực để giữ các đảo đó được, bởi vì ta dùng vũ lực để lấy các đảo đó thì khi đó Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để giành lại thì coi như là điều hiển nhiên sẽ diễn ra.
- Thứ 4: Nếu ta dùng vũ lực trước thì chính chúng ta sẽ vi phạm trước quy tắc ứng xử Biển Đông năm 2002.
- Thứ 5: Về mặt pháp lý thì chúng ta chỉ dựa vào luật biển 1982 để làm căn cứ đòi chủ quyền thôi, chứ dựa vào bằng chứng lịch sử thì Trung Quốc cũng đưa ra được bằng chứng này, tuy nhiên nếu dựa vào luật biển 1982 thì cả Philipin, Malaysia cũng có tính pháp lý khi tuyên bố chủ quyền.
Vậy thì chúng ta tại sao không nên dùng vũ lực mà phải dựa vào con đường ngoại giao, dựa vào dư luận quốc tế.
Theo tôi hiểu rằng chiến tranh xảy ra dù có chiến thắng thì chẳng có ai được lợi về mặt lâu dài, bởi vì chẳng có nước nào lúc đó ngồi im để cho dàn khoan của 1 nước nào đó ung dung chọc xuống lòng Biển Đông đâu.
Tôi cũng như bao người dân Việt Nam khác, cũng rất bức xúc việc khi tổ quốc bị xâm lăng. Tuy nhiên, tôi không trách chính phủ Việt Nam đang làm bởi vì theo tôi hiểu:
- Chính phủ Việt Nam đang dùng chính sách "Lấy nhu thắng cương", "Lấy sức mạnh của dự luận quốc tế, trong nước để thắng sự bành trướng của Bắc Kinh", "Dựa vào luật quốc tế, luật biển năm 1982 để thắng đường lưỡi bò của Trung Quốc".
Và chúng ta đang trên đà thắng đó là đã được dư luận quốc tế ủng hộ, trong đó có Anh, Mỹ...
- Hiện tại không riêng gì Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà còn Singapo, Philipin, Malaysia, Đài Loan, Brunay. Vậy sách lược của chúng ta là gì khi nhiều nước cùng tuyên bố chủ quyền?
Theo tôi hiểu cái đích và đó cũng là cách duy nhất chúng ta "chia để trị" tức là cùng "khai thác chung" nguồn tài nguyên trên biển Đông mà thôi.

Phản đối bản đồ Lưỡi bò của Trung Quốc !!!

Nhìn vào bản đồ:
Đông Sa đuợc khoanh vàng,

Hoàng Sa màu xanh dương,
Trung Sa màu đỏ
Trường Sa màu xanh lá cây.

 

Có một blogger hỏi tôi: báo chí đưa tin Trung Quốc lập “cái gọi là thành phố Tam Sa“. Vậy ngoài Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta, thì quần đảo thứ ba là Sa nào: Đông Sa hay Trung Sa ?
Tôi nghĩ đây cũng là câu hỏi của nhiều người, nên xin góp vài tư liệu như sau:
Ở biển Đông , có tất cả 4 quần đảo lớn, đó là Đông Sa, Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.

Quần đảo Đông Sa (tức Dongsha hoặc Pratas islands) hiện nay đang thuộc quyền quản lý của Đài Loan.
Quần đảo Trung sa (Zhongsha) rất ít nghe nhắc đến. Đó chính là Macclesfield Bank, là nhóm bãi ngầm nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa. Bạn khó thể thấy được Trung sa trên bản đồ vệ tinh của Google hoặc Wiki, vì đây chỉ là những bãi ngầm không có đảo và chưa có căn cứ quân sự nào được xây dựng ở đây. Nhưng đó vẫn là một vị trí chiến lược, nên cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền thuộc về họ, mặc dù quần đảo này nằm cạnh…Philippin. Mà chủ quyền của ai, chúng ta không quan tâm lắm, vì Trung Quốc hay Đài Loan đều là …China.
Quay trở lại câu hỏi bên trên, căn cứ vào một trang web mà chính quyền Trung Quốc vừa tạo ra mới đây, thì “cái gọi là thành phố Tam sa” bao gồm Trung Sa, và Hoàng Sa, Trường sa (của Việt nam)
Nhưng tại sao tôi lại sử dụng một bản đồ Trung Quốc để minh họa cho entry này?
Ồ, không đâu, tôi muốn các bạn nhìn thấy “cái lưỡi bò Trung Quốc” (lời một quan chức`cao cấp Bộ ngọai giao Việt nam), nhìn thấy cái mưu đồ nuốt chửng biển Đông của chính quyền Trung Quốc.


Nhìn vào đường vạch màu đen trên bản đồ, đố ai chịu nổi ! Nhưng họ cứ trắng trợn khoanh lại và tuyên bố bên trong đường viền “lưỡi bò” đó là chủ quyền của Trung Quốc.
Vậy đấy, con bò đói cỏ và “khát dầu” này chưa bao giờ từ bỏ mưu đồ liếm láp phương Nam. Vấn đề của chúng ta là : phải làm sao cắt đứt cái lưỡi bò này !
Vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì để cắt cái lưỡi bò này?
Trước yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích biển đông: Không chấp nhận đường “lưỡi bò”
TT – Ngày 7-5 vừa qua, cùng với công hàm gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối việc Việt Nam nộp báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Công ước Luật biển 1982, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ trên đó thể hiện đường yêu sách chín đoạn của mình trên biển Đông.
Theo đó, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông – TT) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó (xem sơ đồ kèm theo)”.
Đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc giống như chiếc lưỡi bò trên biển Đông vẽ sát vào bờ các nước ven biển Đông. Đây là sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm của họ đến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Ngày 8-5-2009, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có công hàm số 86/HC – 2009 gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ công hàm và sơ đồ nói trên. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trả lời phỏng vấn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.
Trong bài này tác giả sẽ không trình bày về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ đi sâu phân tích về đường yêu sách chín đoạn được Trung Quốc nêu ra trong sơ đồ kèm theo công hàm nói trên.
Đường yêu sách khó hiểu
Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”… đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt hai đoạn trong vịnh Bắc bộ nên chỉ còn lại chín đoạn).
Công hàm ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách chín đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới.
Trước đó, mặc dù đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng CHND Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của đường đứt đoạn này. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của CHND Trung Hoa về các vùng biển (như: các tuyên bố về lãnh hải 1958, về lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, về đường cơ sở 1996 và về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998…) thì đường yêu sách này cũng không hề được nhắc đến.
Sớm hơn CHND Trung Hoa một chút, năm 1993, trong bản “Giải thích chính sách biển Nam Trung Hoa” do Viện Hành pháp Đài Loan thông qua thì vùng nước nằm bên trong đường đứt đoạn được coi như “vùng nước lịch sử” của Đài Loan. Như vậy, quan điểm của Đài Loan về đường đứt đoạn khác với quan điểm của CHND Trung Hoa. Trong khi Đài Loan coi vùng nước ở trong đường đứt đoạn mà mình yêu sách có quy chế nội thủy (tức là đòi hỏi có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ) thì theo công hàm ngày 7-5-2009, CHND Trung Hoa lại phủ nhận việc Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng nước này, chỉ đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán”, tức là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982.
Trước khi Nhà nước Trung Quốc xác định quy chế pháp lý của con đường này, tại nhiều hội thảo quốc tế (như “Hội thảo về khống chế xung đột tiềm tàng ở biển Đông” diễn ra hằng năm từ 1991 đến nay tại Indonesia) các học giả Trung Quốc lại có những giải thích khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau về giá trị pháp lý quốc tế của đường đứt đoạn.
Có một điều khác cũng rất quan trọng mà tất cả học giả và kể cả Nhà nước Trung Quốc cho đến nay không thể trả lời được là: làm sao xác định được tọa độ cũng như vị trí chính xác của từng đoạn cũng như của toàn bộ chín đoạn của đường yêu sách này. Chẳng hề có một văn bản nào (dù là chính thức hay không chính thức) quy định hoặc giải thích về việc đó. Theo Phan Thạch Anh, một học giả Trung Quốc có uy tín, điều này “để lại khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai” (Pan Shiying, bài đăng trong tạp chí Economic Information & Agency, 7-1996).
Có lẽ không cần bình luận gì thêm vì sao một yêu sách được cho là “đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ” lại không được các nước trong khu vực tính đến và không ai tôn trọng trên thực tế. Đường đứt đoạn này không thể là yêu sách nghiêm túc của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì nó không có một nội dung pháp lý rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, và không thể xác định được vị trí của nó trên thực địa.
Không có giá trị pháp lý quốc tế
Lập luận đầu tiên và được sử dụng nhiều nhất của các học giả Trung Quốc khi giải thích về đường đứt đoạn được vẽ trên bản đồ biển Đông là yêu sách này phải được xem xét dưới góc độ của “luật pháp quốc tế đương đại” (tức luật pháp quốc tế vào thời điểm nó được vẽ ra), chứ không thể sử dụng Công ước Luật biển 1982 để xem xét (“người cũ biện pháp cũ, người mới quy định mới”, câu của Trương Thiệu Trung trong bài đăng trên báo mạng Nhân Dân (Trung Quốc) ngày 2-4-2009). Chúng ta sẽ xem xét đường yêu sách của Trung Quốc theo cách này.
Vào thời điểm mà đường đứt đoạn được vẽ ra (1947) những quy định của Luật biển quốc tế còn tồn tại dưới dạng những quy phạm tập quán, theo đó lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có chiều rộng 3 hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Ngoài phạm vi lãnh hải là biển cả hay còn gọi là vùng biển quốc tế, nơi mà mọi quốc gia đều có thể thực hiện quyền tự do biển cả.
Cho đến năm 1958 các chính quyền khác nhau của Trung Quốc (triều đình nhà Thanh, Cộng hòa Trung Hoa và cả CHND Trung Hoa) đều công nhận hoặc không công khai phản đối chiều rộng của lãnh hải là 3 hải lý
Như vậy, ngay cả theo luật pháp quốc tế đương đại, một đường đòi hỏi không rõ ràng đối với một vùng biển rộng lớn như vậy không thể nào được coi là hợp pháp. Tiến sĩ Djalal, một chuyên gia luật biển nổi tiếng người Indonesia, viết: “Không thể chấp nhận được rằng vào năm 1947, khi luật quốc tế nói chung chỉ ghi nhận lãnh hải 3 hải lý, Trung Quốc lại có thể yêu sách toàn bộ biển Đông”
Vậy đối với yêu sách về một đường xác định phạm vi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” trên biển Đông như công hàm ngày 7-5-2009 của Trung Quốc nêu ra thì sao? Câu trả lời cũng sẽ tương tự như trên. Vì vào thời điểm này các quốc gia ven biển không có quyền mở rộng các quyền liên quan đến chủ quyền ra ngoài phạm vi lãnh hải của mình. Cũng cần nhấn mạnh Luật biển quốc tế thời kỳ này hoàn toàn không điều chỉnh “đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” ngoài phạm vi lãnh hải, vì vậy Trung Quốc càng không thể đòi hỏi quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với một vùng biển rộng lớn nằm trong đường đứt đoạn.
Lập luận thứ hai được các học giả Trung Quốc sử dụng để giải thích về đường đứt đoạn là do đường này được vẽ ra từ năm 1947 nên Trung Quốc có thể đòi hỏi đối với vùng biển nằm trong đường này một “danh nghĩa lịch sử” nào đó, hoặc như yêu sách của chính quyền Đài Loan, coi đây là “vùng nước lịch sử”. Theo Phan Thạch Anh cũng như hai học giả Đài Loan Lý Tấn Minh và Lý Đức Hu (Li Jinming & Li Dexia, The dotted line on the Chinese map of the SCS, Ocean Development & International Law, 2003) do con đường này đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và không quốc gia nào phản đối nên đã tạo ra một danh nghĩa lịch sử cho Trung Quốc.
Cần phải nhắc lại rằng tại Hội nghị Luật biển của Liên Hiệp Quốc lần thứ 3, các quốc gia đã không nhất trí được việc đưa vào Công ước Luật biển 1982 những quy định cũng như định nghĩa về vùng nước lịch sử. Tuy vậy, từ những tranh luận tại hội nghị, có thể rút ra những tiêu chí để một vùng nước có thể được xem xét danh nghĩa lịch sử gồm: yêu sách phải công khai; quốc gia yêu sách phải thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, liên tục và hòa bình trong một thời gian dài; yêu sách phải được các quốc gia liên quan công nhận.
Đường chín khúc đứt đoạn được Trung Quốc thể hiện trong sơ đồ đính kèm công hàm ngày 7-5-2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Công ước Luật biển 1982. Vì bản chất tiến bộ của Công ước Luật biển 1982 là sự công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển được bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với lãnh thổ của mình. Một con đường không rõ ràng nằm cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số liệu có thể đáp ứng quy định của Công ước Luật biển 1982.
Xét theo luật pháp quốc tế hiện đại cũng như luật pháp quốc tế cổ điển, yêu sách đường đứt đoạn chín khúc của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được.
Không phù hợp với xu thế của khu vực
Người ta có thể hiểu được vì sao Trung Quốc trong nhiều năm đã in các bản đồ có thể hiện đường đứt đoạn chín khúc, nhưng lại không công bố chính thức yêu sách của mình trên biển Đông theo con đường này. Ngoài những lý do đã phân tích ở trên có lẽ sự thận trọng của Trung Quốc xuất phát từ sự cân nhắc đến tác động của việc đưa ra yêu sách này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Liệu hình ảnh mà nhân dân Trung Quốc đã dày công xây dựng về một đất nước Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, hữu nghị và hợp tác có còn được nguyên vẹn trong con mắt của nhân dân các nước láng giềng sau khi Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đối với 80% diện tích của biển Đông? Liệu việc làm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự đánh giá của các nước ASEAN đối với những chính sách và việc làm phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông (DOC) trước đó của Trung Quốc?
Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế – xã hội liên kết giữa các quốc gia, biển Đông là ngôi nhà chung của các quốc gia trong khu vực. Các nước ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển hợp tác quốc tế trên biển Đông.
Việc công khai đưa ra yêu sách về đường đứt đoạn vào lúc này chỉ làm cho tình hình trên biển Đông thêm phức tạp, đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế muốn tìm kiếm một giải pháp ổn định lâu dài cho những tranh chấp biển Đông. Các vấn đề trên biển Đông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, tìm ra một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

21 nguyên tắc của các triệu phú “tay trắng làm nên”



Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình, Brian Tracy - Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức đã đúc rút được 21 phẩm chất làm nên thành công của họ.
Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới. Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được để cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình.
1. Nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có.
2. Vạch ra một hướng đi rõ ràng. Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu.
3.Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình. Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.
4.Làm những điều mà mình yêu thích. Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.
5.Hướng đến sự hoàn hảo. Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.
6.Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn. Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.
7.Không ngừng học hỏi. Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.
8.Tự thưởng cho mình trước. Đây là nguyên tắc tích luỹ sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng.
9.Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh. Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.
10.Tận tâm với việc phục vụ người khác. Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú “tay trắng làm nên”. Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian.
11.Tuyệt đói thành thật với bản thân và những người khác. Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.
12.Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một. Sự tập trung là chìa khoá để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.
13.Xây đựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy. Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.
14.Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Hãy tìm hiểu các các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.
15.Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề. Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính trong cuộc sống cá nhân.
16.Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn trở ngại.
17.Làm bạn với những người tốt, người giỏi. Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi.
18.Quan tâm đặc biệt đến sức khoẻ bản thân. Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khoẻ tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.
19.Kiên định và chú trọng đến hành động. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.
20.Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn. Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.
21.Thử tính kiên trì. Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có nghĩ nghĩ bỏ cuộc.
(Theo SGDNCT)

Triết lý sống của những lãnh đạo xuất chúng


Để đánh giá cung cách của một người, ta thường dựa vào thói quen, quan niệm sống của họ. Thói quen của một ông chủ lí tưởng hẳn nhiên là không giống với những người bình thường. Vậy thì, những người sếp giỏi, họ thường làm gì, có những thói quen sinh hoạt khác người nào?

1. Cộng tác thay vì chơi nổi

Sếp giỏi luôn tâm niệm thành công không nhất thiết phải là do cá nhân đạt được, mà còn là thành công của cả nhóm hợp lại. Với họ, thành công của cả nhóm sẽ thúc đẩy mỗi cá nhân tự vươn lên và hoàn thiện hơn.

2. Quan tâm tới toàn bộ nhân viên

Cái mà một người sếp “xịn” quan tâm chính là những mong muốn và nhu cầu cơ bản của mọi nhân viên trong công ty. Một khi đã cảm thấy được quan tâm, nhân viên sẽ trở nên hào hứng hơn trong công việc cũng như giải quyết các vấn đề tốt hơn.

3. Biến cái không thể thành có thể

Với tâm lí “không gì là không thể”, họ khuyến khích nhân viên thực hiện những điều tưởng rằng bất khả thi và luôn nhận thấy được những mặt tích cực trong vấn đề. Do đó, doanh nghiệp của họ có thể vượt qua được những chướng ngại và thâm nhập vào những thị trường mới.

4. Hài hước ngay cả trong khó khăn

Ngay cả trong khó khăn, một ông sếp tài giỏi vẫn biết cách gây hài hước. Điều này mang lại cho nhân viên một tâm lý thoải mái, dễ chịu, và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ khó khăn nào.

5. Vẽ nên viễn cảnh tươi sáng

Sếp giỏi không chỉ biết tin tưởng vào tương lai của bản thân, mà còn có khả năng thấu hiểu và tác động tới khát khao và nhu cầu của nhân viên. Với phương châm “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, họ có thể vạch ra con đường thành công cho nhân viên và khuyến khích nhân viên dũng cảm đi trên con đường ấy.

6. Khát khao khám phá sự mới mẻ

Luôn sẵn sàng tiên phong cho những cái mới mẻ, họ là người dìu dắt nhân viên dám bước khỏi “vòng an toàn” mà không cần bất cứ sự đảm bảo nào. Đây cũng là người rất nhạy cảm với thời cơ, biết chờ đợi nhưng cũng biết chớp lấy cơ hội khi thích hợp.

7. Vừa là bạn, vừa là thầy

Đối với nhân viên, những ông chủ này không chỉ biết lắng nghe mà còn là những vị quân sư tuyệt vời. Họ có thể cố vấn cho nhân viên cách vượt qua những khó khăn, thách thức trong công việc, đồng thời, các ông chủ này cũng sẵn sàng để nhân viên tự quyết định khi cảm thấy nhân viên đã “đủ lông đủ cánh”.

8. Truyền cản hứng từ những câu chuyện

Những câu chuyện vừa giúp truyền cảm hứng tới nhân viên trong những cuộc họp khô khan, vừa là yếu tố kéo sếp với nhân viên lại gần nhau hơn.

9. Lắp ráp các mảnh ghép thành một bức tranh tổng thể

Họ có khả năng nhìn nhận được tất cả các khía cạnh của một vấn đề. Bằng cách này, một người sếp giỏi có thể đưa những nhân viên xung đột tới gần nhau hơn bằng phương châm thấu hiểu, qua đó biến tập thể thành một khối đoàn kết vững mạnh. Một ông sếp tài năng còn là người có thể khiến mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và đối xử công bằng cho dù năng lực không tương xứng nhau.

10. Luôn nói thật

Sếp xịn có thể thay đổi đôi chút quan điểm của mình nếu cần thiết để tìm ra được giải pháp cho vấn đề, nhưng lại không bao giờ thay đổi ý kiến của mình chỉ để làm vừa lòng người khác. Những ông sếp này không ngại nói thật để nhân viên biết được vị trí của mình đang ở đâu.

11. Hành động trước khi có câu trả lời

Họ luôn hào hứng với các cuộc tranh luận giữa nhân viên và kích thích sự sáng tạo của nhân viên thông qua tranh luận. Nhờ đó, vấn đề sẽ được giải quyết hiệu quả hơn, nhanh chóng, và sáng tạo hơn.

12. Xây dựng lòng tin

Hơn hết, họ nhận thấy sự tin tưởng lẫn nhau là chất kết dính giúp tổ chức gắn kết hơn và hoạt động tốt hơn, vì một khi các thành viên trong tổ chức biết tin tưởng, và được tin tưởng, họ sẽ dành nhiều nhiệt huyết cho tổ chức của mình.

13. Sứ giả hòa bình

Với vai trò là sứ giả hòa bình, những ông chủ khác thường này luôn biết cách duy trì tính thống nhất, đoàn kết trong cả một hệ thống. Họ khuyến khích nhân viên luôn duy trì được trạng thái ôn hòa và kiềm chế được tức giận trong mọi tình huống.

Kinh doanh tên miền: Nghề 1 vốn… 4000 lời?

Tên miền “Gambling.com” được mua lại với giá ngất ngưởng 20 triệu USD. Nếu căn cứ vào những con số “khủng” như vậy, lĩnh vực kinh doanh tên miền sẽ chưa dừng lại ở nghề 1 vốn… 4000 lời.
 
Tên miền trong thế giới phẳng

Tính đến tháng 4/2012, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu các nước có số lượng đăt ký tên miền quốc gia (.com.vn/.vn) nhiều nhất tại khu vực với 291.384 tên miền, đạt tốc độ tăng trưởng 100%.

Chị Lê Thúy Hạnh, CEO Digimarketing JSC, người được mênh danh là nữ hoàng tên miền Việt Nam, cho biết: “Có được những tên miền mong muốn cũng đồng nghĩa với việc làm chủ cho những sản phẩm trong tương lai. Nó vô cùng thuận lợi cho những người nắm giữ được tên miền”.

Tiềm ẩn những giá trị cực lớn, song không phải tổ chức, DN, cá nhân nào cũng ý thức được ý nghĩa của tên miền và thương hiệu số. Sau khi thành lập được 1 năm, Mark Zuckerberg, CEO Facebook đã quyết định đổi tên mạng xã hội của mình từ TheFacebook (tên ban đầu) thành Facebook. Với tài nhìn xa trông rộng, Zuckerberg quyết định bỏ ra số tiền 200.000 USD để mua tên miền Facebook.com. Đây là một hành động sáng suốt, bởi nếu sử dụng tên miền kém “đắt” như TheFacebook.com, có thể công ty chưa có được thành công như bây giờ.

Ngay ở Việt Nam, công ty An ninh mạng Bkav cũng đã bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền Bkav.com. Ông Nguyễn Tử Quảng, TGĐ Công ty An Ninh Mạng Bkav cũng thừa nhận, cách đây hơn chục năm, do không nghĩ đến việc có thể đưa công ty ra toàn cầu nên Ban lãnh đạo đã không mua tên miền quốc tế mà chỉ mua tên miền trong nước Bkav.com.vn. 


Trung Nguyên chi hàng trăm tỷ đồng để quảng cáo thương hiệu cà phê chồn, nhưng lại không dành một số tiền nhỏ để bao vây những tên miền có liên quan.

Mới đây nhất, dư luận xôn xao trước thông tin Trung Nguyên mất tên miền thương hiệu “cà phê Chồn”. Thực tế, tên miền tiếng Anh của cà phê Chồn vốn là sản phẩm của cà phê Trung Nguyên đã bị cá nhân khác đăng ký và nhúng nội dung quảng bá cho thương hiệu cà phê sắp vào Việt Nam là Starbucks. Trước đó, Trung Nguyên cũng nổi tiếng với “lịch sử” bị mất tên miền thương hiệu ở nhiều quốc gia. 

Nếu giả định tên miền cà phê Trung Nguyên mang tên trungnguyen.vn nhằm thể hiện đẳng cấp và vị thế của Việt Nam, thì tên miền trungnguyen.com giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu ra thế giới. 

Được biết, Trung Nguyên chi hàng tỷ đồng để quảng cáo thương hiệu cà phê chồn, nhưng lại không dành một số tiền nhỏ để bao vây những tên miền có liên quan. Cuối cùng, có người đã mua nó và thông báo nếu Trung Nguyên cần có thể nhượng lại (theo luật quốc tế tên miền dot-com có thể mua-bán). Tuy nhiên, người phát ngôn của Trung Nguyên cho biết: “Chúng tôi đã có tên miền legendee.com, không cần mua thêm những tên miền khác như legendeecoffee.com. Chúng tôi đã xây căn nhà của mình thì phải lo sao cho nó được vững chãi, đẹp đẽ chứ không thể mua cả dãy phố xung quanh chỉ để đảm bảo căn nhà của mình”. 

Về vấn đề này, chị Hạnh cho rằng đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Bởi lẽ, nếu là tên miền dot-vn, hành động nhúng nội dung quảng cáo sản phẩm Trung Nguyên cho Starbucks của người sở hữu tên miền này là trái pháp luật và họ sẽ mất luôn tên miền đó. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế lại không quy định chặt chẽ như vậy.
 
Trong trường hợp này, Trung Nguyên có thể vấp phải một rào cản lớn nếu muốn xuất khẩu cà phê chồn sang Mỹ. Để giải bài toán này, Trung Nguyên có thể phải bỏ thương hiệu Legendee Coffee và đặt cho dòng sản phẩm này một cái tên khác. Hoặc Trung Nguyên phải tiếp xúc với người sở hữu thương hiệu Legendee Coffee tại Mỹ để đàm phán mua lại tên miền. Và khả năng Trung Nguyên sẽ phải trả một mức phí không hề nhỏ.

Nghề 1 vốn… 4000 lời?

“Mỗi lần ngã là một lần bớt dại”. Qua nhiều mất mát từ những đại gia lớn, các doanh nghiệp có tầm nhìn toàn cầu chắc chắn không bỏ qua vấn đề tên miền. Còn trong giới kinh doanh tên miền, trào lưu toàn cầu hóa hứa hẹn mang về những món tiền không nhỏ từ những tên miền “.com”. (Tên miền “.vn” ở Việt Nam được xét vào tài sản quốc gia và không được mua bán, chuyển nhượng).

Mới đây, trang web Celebrity Net Worth vừa công bố 7 tên miền có giá “khủng” nhất trong lịch sử, với mức giá chuyển nhượng lên tới hàng triệu đôla. Theo đó, “Business.com”, tên miền có giá trị thấp nhất trong nhóm này được bán với giá 7,5 triệu USD. Còn tên miền có nội dung cờ bạc “Gambling.com” đã được một đại gia mua lại với chi phí cao nhất là 20 triệu USD. 


"Vua tên miền" Kevin Ham

Trong giới kinh doanh tên miền không ai không biết đến nhân vật có vai vế nhất trong lĩnh vực này phải kể đến Kevin Ham, người gốc Hàn Quốc hiện sống tại Vancouver (Canada). Lúc khởi nghiệp, mỗi ngày Ham đã mua 30 đến 100 tên miền. Bỏ ngoài tai sự dè bỉu của mọi người bởi anh bỏ ra số tiền quá lớn, trong khi phải cóp nhặt từng đồng để quảng cáo cho số tên miền đó, Ham tin tưởng việc sở hữu tên miền cũng đồng nghĩa với việc anh đang kiểm soát một phần mạng internet. 

Là trưởng khoa nội của một bệnh viện, nhưng ngay khi tìm được ý nghĩa và giá trị của tên miền, Ham bỏ cả nghề bác sỹ. Và anh đã kiếm được 300 triệu USD từ những cuộc đầu tư này. 

Không chỉ có Ham, Scott Day, một nông dân trồng dưa hấu ở Oklahoma (Mỹ) cũng kiếm bộn tiền từ đầu tư “đất” trên mạng và sở hữu một trong những tên miền đáng ngưỡng mộ nhất thế giới trong đó có Watermelons.com.

Không phải ngẫu nhiên chị Lê Thúy Hạnh khẳng định kinh doanh tên miền vẫn là nghề siêu lợi nhuận. Bởi theo chị, mọi người chỉ cần bỏ ra ít nhất 400-830 nghìn đồng để mua một tên miền, nhưng nếu sở hữu tên miền có giá trị, ngay tức khắc người mua có thể bán lại ít nhất gấp 5 lần số tiền bỏ ra ban đầu, thậm chí có những tên miền lên đến 2-3 tỷ đồng (khoảng hơn 100.000 USD).

Nếu căn cứ vào những con số “khủng” các ông trùm kiếm về, kinh doanh tên miền chưa dừng lại ở nghề 1 vốn… 4000 lời.

Tất nhiên, người kinh doanh tên miền cần hiểu được những quy tắc trong kinh doanh tên miền. Bởi có không ít người cho rằng lĩnh vực tên miền là một mỏ vàng và ra sức làm thử. Có những người hoạt động cả 2-3 năm vẫn chưa thu hồi vốn, chị Hạnh nói thêm.

Tên miền đẹp như nhà mặt tiền phố lớn

Tên miền đẹp, phù hợp có giá trị như một ngôi nhà mặt tiền trên tuyến phố lớn. Những tên miền này góp phần định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. có giá trị lớn đối với người sở hữu nó.

Bên cạnh những tên miền đắt giá ở nước ngoài, ở Việt Nam cũng đã có những tên miền tương tự với khả năng tìm kiếm cao, có thể làm thương mại điện tử tốt và phát triển ý tưởng dễ dàng.

“Tên miền có thời kỳ tạo nên cơn sốt khi nhiều người chen chúc đăng ký. Nhiều người đưa hẳn một ca-táp tiền đựng hàng trăm triệu đồng để đăng ký tên miền”, chị Hạnh nhớ lại. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tên miền, chị Hạnh cho biết người đầu tư phải tìm được những tên miền đẹp. Với DN, tên miền đẹp giúp tiết kiệm chi phí bởi ở những thương hiệu lớn, sự thay đổi vô cùng tốn kém. Hơn nữa, thay đổi cũng đồng nghĩa với việc DN bị mất uy tín, khách hàng đội nón ra đi,…


“Để có được những tên miền thực sự đẹp, mình cũng phải có duyên và dành nhiều tâm huyết với nó”.

Theo chị Lê Thúy Hạnh, một tên miền đẹp phải thỏa mãn các tiêu chí: dễ làm thương hiệu (thậm chí tên miền đẹp cũng chính là thương hiệu); dễ tìm kiếm; dễ nhớ; dễ quảng bá (nhằm cắt giảm chi phí quảng cáo); dễ mua bán (nếu một ngày doanh nghiệp không dùng có thể bán tên miền với giá cao). 

Chị Hạnh cũng đưa ra một số lưu ý để chọn tên miền đẹp như ngắn gọn, khó viết sai và phải liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Đặc biệt, tên miền phải được xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu.

Chị cũng khuyên mọi người không nên đăng ký tên miền liên quan đến những thương hiệu nổi tiếng vì nếu tên miền trùng với thương hiệu của người nước ngoài, tính tự trọng của họ rất cao. “Họ sẵn sàng dùng một tên miền không đủ đẹp, chứ không chi cho những hoạt động được cho là phi lý. Họ cho rằng mình bị áp đặt, chơi xấu hoặc làm khó nên sẽ không dùng. Đây cũng là rủi ro đối với những người tư duy đầu cơ tên miền lớn sẽ… ăn đủ. Tất nhiên, nếu đủ trí tuệ và có kỹ năng tốt trong đàm phán, việc thuyết phục khách hàng mua tên miền, người đầu tư cũng không loại trừ khả năng thành công”.

Chị Hạnh chia sẻ: “Để có được những tên miền thực sự đẹp, mình cũng phải có duyên và dành nhiều tâm huyết”. Thời gian đầu khởi nghiệp, không có tiền, chị Hạnh luôn mang theo giấy bút bên người để ghi chép những ý tưởng lóe lên trong đầu. Chị liên tục nghĩ về những tên miền mình cho là đặc sắc rồi đến FPT đăng ký tên miền. Chị kể, năm 2006-2007 là thời kỳ vô cùng sôi động. Và tất nhiên, những người đi sau có thể không có được những trải nghiệm thú vị như vậy, nhưng mọi người vẫn còn nhiều cách để có được những tên miền đẹp, giá trị.

Chị tiết lộ: “Ngày nào mình cũng xem thời sự để tìm ra những tên miền phù hợp. Cái gì người ta quan tâm nhiều chính là tài nguyên của mình. Bởi tên miền là sự kết tinh của thời đại thông tin, tri thức mà”.

“Khi lên Google, người ra tìm kiếm những gì nóng hổi, cần thiết cho tương lai, đó là những thứ thực sự giá trị. Thời điểm này, những cụm từ như “người mẫu”, “người đẹp”,… rất có giá và những từ đó mình cũng có tất”, chị Hạnh hóm hỉnh nói.

Nói về những rào cản pháp lý ở Việt Nam (tên miền dot.vn không được mua bán, chuyển nhượng), chị Hạnh kỳ vọng thời kỳ này đang dần qua đi, tương lai nhà nước tiến tới sẽ không cấm kinh doanh mà cho phép tên miền được chuyển nhượng. 

“Một khi tên miền được đánh giá đúng, những người có nhận thức sớm sẽ có cơ hội phát triển”, chị nói thêm.

Kinh doanh nước uống đóng chai - Ngành nghề siêu lợi nhuận?


Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu Thị trường Datamonitor (Anh), thị trường nước uống đóng chai Việt Nam sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD vào cuối năm 2014, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009-2014, tổng sản lượng toàn thị trường ước đạt trên 307 triệu lít. Nếu chỉ dựa vào những con số nêu trên, rất nhiều người sẽ cho rằng sản xuất nước uống đóng chai là hoạt động siêu lợi nhuận. Thực tế có phải như vậy?
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với ông Lê Dũng, người sáng lập và là cựu CEO Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Minh Việt, đơn vị sản xuất nước uống Spavia, một thương hiệu nước tinh khiết đóng chai khá có tiếng trên địa bàn Hà Nội. Dưới đây là các bước cần thiết mà mỗi công ty sản xuất nước uống đóng chai cần thực hiện để xây dựng, tồn tại và phát triển.
I. Nghiên cứu thị trường
Phân khúc thị trường nước uống đóng chai tương đối đa dạng. Có hãng chỉ nhắm vào phân khúc bình dân, bán cho quán cơm, nhà dân hay phục vụ cho công nhân ở công trường thì giá rất rẻ. Còn để lên một tầm cao hẳn, có thương hiệu mạnh như Lavie thì giá lại có sự chênh lệch rất lớn.
Chính vì nhu cầu của thị trường cực kỳ lớn và rất đa dạng nên các doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai đua nhau mọc lên. Tại thời điểm năm 2005 - thời kỳ được coi là “cực thịnh”, “trăm hoa đua nở” của lĩnh vực sản xuất nước uống đóng chai, riêng Hà Nội đã có khoảng 300 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai. Doanh nghiệp này đóng cửa thì lại có doanh nghiệp mới mọc ra. Đã có hẳn những làng mà nhà nào cũng là một cơ sở sản xuất nước tinh khiết với những cái tên nhái na ná nhau.
Ông Dũng cho biết: "Nhiều người nghĩ rằng cứ hút nước lên, qua lọc là có thể đem bán lấy tiền. Có thời điểm nước uống còn đắt hơn xăng. Thời điểm tôi bắt đầu làm trong lĩnh vực này, giá xăng ở mức 10.000 VND/lít, trong khi 1 chai nước 0,5 lít cũng tầm khoảng 6.000 VND. Như vậy hai chai nước uống đắt hơn 1 lít xăng. Mọi người vẫn nghĩ cứ bơm nước ngầm lên, bán lấy tiền thì quá "ngon" rồi. Chính vì lầm tưởng như vậy mà có thời điểm người ta đua nhau làm việc đó. Tất nhiên khi nhảy vào lĩnh vực này cũng không phải là đơn giản".
II. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai
"Sản xuất nước uống đóng chai cũng là một cách làm giàu", ông Dũng khẳng định. "Tuy nhiên lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều công sức, sự tỉ mỉ và có chiến thuật kinh doanh".
1. Tìm nguồn nước
Tùy theo quy mô sản xuất, nhà đầu tư có thể chọn nguồn nước thích hợp. Nếu sản xuất với khối lượng lớn, nên chọn nguồn nước giếng ngầm. Nước ngầm thường có chất lượng ổn định, thuận tiện cho việc xử lý và chi phi thấp hơn so với xử lý các nguồn nước khác.
Để có nguồn nước ngầm không bị nhiểm khuẩn, hàm lượng kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ… nằm trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt là rất khó nên trước khi đưa vào sản xuất, bắt buộc phải làm xét nghiệm tổng thể.
Với đặc điểm địa lý ở miền Bắc, cứ khoan 30 - 40 mét đã có nước rồi, chỉ có điều nước ở đây có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nước uống đóng bình hay không thì đó lại là câu chuyện tiếp theo.
2. Khoan giếng, xét nghiệm nước
Sau khi khoan giếng, bạn cần mang mẫu nước đi xét nghiệm, kiểm tra các chỉ tiêu lý, hóa và vi sinh. Thường là có khoảng 46 chỉ tiêu cơ bản để xử lý. Không có nguồn nước nào giống nguồn nước nào.
Ông Dũng cho biết, việc xét nghiệm nguồn nước giống như đi khám bệnh, phải bắt bệnh mới tiến hành kê đơn thuốc được. Công việc tiếp theo là bạn phải xây dựng một quy trình điều chỉnh các chỉ số hóa, lý, vi sinh về theo đúng bảng tiêu chuẩn. Điều đó phải cần một hệ thống. Và để làm được điều này bạn phải thuê chuyên gia tư vấn. Ngay cả việc đi kiếm nguồn nước, ông Dũng khuyên mọi người nên tìm chuyên gia để tiết kiệm chi phí khoan thăm dò nhiều nơi. Trước đây làm trong ngành, ông gần như đã có một tấm bản đồ về các nguồn nước tốt ở Hà Nội.
Tóm lại quy trình như sau:
Khoan -> Lấy mẫu -> Xét nghiệm -> Xây dựng quy trình xử lý -> Dự toán + Thiết kế -> Thi công + mua thiết bị.
3. Lựa chọn địa điểm
Nguồn nước bạn khai thác ở đâu thì địa điểm nhà máy cũng phải được đặt tại đó. Diện tích tối thiểu cho một cơ sở sản xuất nước uống khoảng 200 - 300 m2.
4. Các thủ tục đăng ký kinh doanh
Sau khi xét nghiệm xong bạn mới đi làm các thủ tục về đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Để bán được loại nước này bạn cần hoàn tất các thủ tục cấp phép như bản công bố tiêu chuẩn, chất lượng; Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận bản quyền thương hiệu; Sở hữu trí tuệ; Giấy chứng nhận công nhân đã được đào tạo, Giấy khám sức khỏe, Đăng ký nhãn mác,... Phải mất khoảng 1 tháng để hoàn tất các loại giấy tờ này để tiến hành bán nước một cách hợp pháp.
5. Mua sắm thiết bị
Để có được quy trình xử lý phù hợp với điều kiện tài chính, bạn phải mua sắm trang thiết bị, lựa chọn nhà thầu rồi tiến hành khảo giá cẩn thận. Với nhiều năm kinh nghiệm công tác tại Viện Khoa học Việt Nam - chuyên nghiên cứu và xử lý nước, ông Dũng đã tự lên quy trình và mua máy móc thiết bị, đồng thời thuê thợ về thi công. Ông cho biết, để lên được quy trình này mất khoảng 2 tháng. Sau khi thi công xong, bạn phải cho chạy thử hệ thống rồi lại tiến hành lấy mẫu xét nghiệm xem nước đã đạt tiêu chuẩn chưa để điều chỉnh. Nhưng nếu chuẩn bị tốt từ khâu đầu tiên, kết quả xét nghiệm ra gần như là đạt yêu cầu luôn.
Trang thiết bị phục vụ cho nước uống đóng chai gồm nhà xưởng, kho chứa (thành phẩm, vỏ bình, các nguyên liệu khác). Tùy theo mức đầu tư mà bạn sẽ có những lựa chọn khác nhau.
Ngoài ra, bạn cũng cần sắm camera dưới xưởng - trong phòng sản xuất, nơi phải được vô trùng kỹ lưỡng. Nhân viên làm việc ở phòng này phải được trang bị áo blouse, găng tay, khẩu trang, đội mũ, đi ủng trắng. Bạn phải quy định nhân viên trước khi vào làm việc ở phòng này phải được khử trùng kỹ lưỡng, bật đèn cực tím,... Do vậy phải có hệ thống camera để tiện theo dõi và nhắc nhở nhân viên kịp thời.
6. Xây dựng quy trình xử lý
Sau khi lựa chọn được nguồn nước ngầm có chất lượng ổn định, bạn phải trải qua một số công đoạn xử lý sau:
Khử sắt, mangan:
Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có). Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý.
Làm mềm, khử khoáng
Nước thô được xử lý lọc qua hệ trao đổi ion (Cation-Anion), có tác dụng lọc những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,... Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục được xử lý.
Lọc thô, khử mùi khử màu
Dùng bộ lọc tự động xúc xả với nhiều lớp vật liệu để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu (nếu có).
Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây.
Lọc thẩm thấu ngược
Nước được bơm (cao áp) qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).
Tùy theo chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ lọc cực nhỏ, tới 0.001 micron.
Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại ... sẽ được xả bỏ hoặc được thu hồi để quay vòng.
Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín.
Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím
Trong quá trình lưu trữ, nước tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trước khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn. Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có).
Giai đoạn cuối: Đóng chai
Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai.
III. Xây dựng, quản lý nhân sự và thành phẩm
Như tất cả các công ty khác, đội ngũ nhân sự của công ty bạn cũng cần có khối hành chính: kế toán, nhân viên văn phòng, công nhân sản xuất, nhân viên giao hàng.
Công việc bán hàng có đặc thù là "nhặt tiền lẻ" nên đòi hỏi sự tỉ mỉ. Trung bình một bình nước 20 lít bán với giá 20-30 nghìn đồng. Nếu không biết cách quản lý ở khâu này, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bị thua lỗ.
Bên cạnh chi phí in ấn nhãn mác, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến chi phí chiết khấu. Nhiều khi bạn phải cắt tới 20-30% hoa hồng cho khách hàng để cạnh tranh với đối tác. Có những thời điểm chấp nhận bán lỗ để đẩy đối tác khác ra. Làm kinh doanh lĩnh vực này nếu không có chiến lược bài bản thì rất mệt, thậm chí phải chăm sóc từng khách hàng một.
Đối với nhân viên, ở cửa ra vào cũng cần lắp camera để theo dõi hàng xuất kho. Nhiều khi nhân viên kinh doanh có thể câu kết với thủ kho, bảo vệ, chở hàng và chia nhau. Đó là những lỗ hổng trong khâu quản lý.
Ông Dũng chia sẻ: “Một doanh nghiệp cũng giống như một xã hội thu nhỏ, nhiều khi mình phải đứng ra làm quan tòa cho những xung đột. Điều đó đòi hỏi người quản lý phải biết đối nhân xử thế, đủ uy quyền, đủ kinh nghiệm”.
Lớn hơn, người chủ doanh nghiệp phải xử lý được các pha cạnh tranh không lành mạnh, hoặc khách hàng “trở chứng”. Có lần công ty ông Dũng bán nước cho một khu công nghiệp, nơi có rất nhiều nhà máy. Khi bán được cho một khách hàng, nếu chăm sóc tốt bạn có thể có được một hệ thống. Ngược lại, nếu một người chăm sóc không tốt bạn có thể bị mất luôn cả "dây". Có những thời gian ông Dũng bị khủng hoảng, mất ăn mất ngủ vì một tình huống khách hàng kêu ca nước uống có mùi. Kiểm tra ra mới biết đợt đó ông mới sục rửa hệ thống nhưng chưa xả kỹ nước đầu. Theo nguyên lý, hệ thống lọc sau khi sử dụng một thời gian phải hoàn nguyên nó bằng cách sục rửa bằng van vòi và cho điều khiển hệ thống luồng nước đảo, lấy cặn để theo một đường thoát ra ngoài. Ông suy đoán rất có thể nhân viên của mình đã làm ẩu. Khi bị dọa lập biên bản, kiện cáo ông phải tìm đủ mọi cách chứng minh, xin lỗi để giữ được khách hàng. Nếu không làm được điều đó, bạn sẽ mất một nguồn thu rất lớn của doanh nghiệp.
Một lần khác, ông Dũng bị chơi xấu khi khách hàng gọi điện thông báo bình bán ra có bọ gậy và vụn bánh mỳ. Nhưng ông quá biết hệ thống lọc nước của mình không thể để lọt những vật đó qua. Khi đó, ông vẫn xác nhận bình nước có những vật nói trên nhưng trong tình trạng mở rồi. Ông nói với khách hàng tiến hành xét nghiệm ba mẫu nước: một mẫu nước chứa vật lạ, một mẫu nước trong kho và một mẫu bán trên thị trường cùng ngày sản xuất. Chi phí xét nghiệm ông sẽ chịu. Nếu như xét nghiệm ra hai mẫu nước trên thị trường giống nhau và mẫu nước trong bình chỗ khách hàng là khác, tức là bên công ty khách hàng vu khống, làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Còn lại, nếu hai bình nước kia giống bình nước của khách hàng, công ty sẽ chịu toàn bộ chi phí đền bù thiệt hại. Đến lúc mình cương quyết như vậy khách hàng mới chùn lại, không ký biên bản đó nữa. Khi truy ra mới biết trong văn phòng công ty khách hàng có nhân viên muốn đưa nước của người nhà vào, đẩy nước của mình ra bằng cách chơi xấu như vậy.
Đấy là một tình huống ít gặp trong sách giáo khoa, đòi hỏi người chủ phải ứng biến kịp thời. Đó là một "ca" mà ông Dũng cho là mình đã thoát hiểm ngoạn mục trong thời gian kinh doanh nước uống.
Tuy nhiên, nói những khó khăn nêu trên không có nghĩa sẽ cản trở doanh nghiệp bạn làm ăn phát đạt và giàu có. Ở Trung Quốc có hãng nước uống Wahaha bán cho cả đất nước và ông chủ tập đoàn Tông Khánh Hậu trở thành người giàu nhất. Minh chứng đó cho thấy, mỗi công việc đều có những khó khăn nhưng nếu bạn có đủ tố chất và chiến lược đúng đắn thì bạn vẫn có thể thành công.
Để làm được điều đó, bạn cần có những chiến lược quảng bá cho thương hiệu của mình. Biện pháp cho nhân viên rải tờ rơi, mời khách hàng dùng thử, cho nhân viên kinh doanh đến từng văn phòng thuyết phục khách hàng rồi làm báo cáo, báo giá được ông sử dụng triệt để. Phải mất khoảng 2 năm ông Dũng mới có được lượng khách hàng tương đối trung thành với nguồn thu ổn định.
Thời gian đầu khởi nghiệp, ông Dũng đã phải tự mình làm mọi việc từ nhân viên trực điện thoại, bảo vệ, công nhân, nhân viên giao hàng. Ông Dũng cho biết, nếu muốn "sống chết" với nghề kinh doanh nước uống, bạn phải xác định sau 5 năm nữa nó là cái gì, nó có phát triển và sánh ngang với Lavie, Lashka, Aquafina hay không.

Blog: Giải pháp kinh doanh nhanh - rẻ - hiệu quả



Trong khi ở Việt Nam dư luận đang xào xáo về các loạt “blog bẩn”, thì từ lâu việc dùng blog để hỗ trợ kinh doanh đã rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.

Đưa công việc kinh doanh loại nhỏ lên mạng thường là một vấn đề đơn giản: mua một tên miền phù hợp với doanh nghiệp của mình, thiết lập một trang web và tổ chức một buổi họp báo, gửi một vài email để giới thiệu.

Nhưng ngày nay, không chỉ một website mới là nơi tốt nhất để quảng cáo cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Trong thực tế, bạn có thể xem xét việc thiết lập một blog, tham dự trong những cộng đồng xã hội trên mạng như Facebook và tạo ra một cửa hiệu trong thế giới ảo như Second Life để thúc đẩy công việc kinh doanh. “Chúng tôi khởi đầu doanh nghiệp của mình vào tháng 5-2006 với một blog giúp phát triển thương hiệu và phát hiện ra khách hàng” - Jody DeVere, Chủ tịch AskPatty.com, một trang web tư vấn giúp phụ nữ tìm kiếm các showroom (phòng trưng bày) xe hơi và những tiệm sửa xe thân thiện với họ.
Đầu năm nay, AskPatty mở một quán cà phê ảo trên trang cộng đồng trực tuyến Second Life, nơi người ta có thể trao đổi kinh nghiệm và tán gẫu cũng như nghe những câu chuyện nhỏ. Quán này mang lại thành công ngoài mong đợi, trở thành “mỏ vàng” của công ty. “Phụ nữ trong thế giới của Second Life (cuộc sống thứ 2) là lực lượng lớn nhất trong những người dùng Internet.

Ngoài ra, đó là một cách rất hữu hiệu để tiếp cận nhiều người” - bà DeVere chia sẻ kinh nghiệm. Theo John Patrick - cựu Phó Giám đốc kỹ thuật Internet của IBM, tất cả các dịch vụ này đều rất tốt cho hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ.

Điều quan trọng là phát triển một trang web sống động và có sức thu hút, đồng thời phải cập nhật nó thường xuyên. “Hãy tạo điều kiện để khách hàng của mình tham gia những hoạt động khiến họ có cảm giác như họ là một “kênh” trực tiếp đối với công ty bạn” - Patrick nói.
Một blog sống động giúp lôi kéo khách đến một trang web doanh nghiệp và có thể cải thiện tần suất tìm kiếm của một công ty. theo Tristan Louis, một nhà tư vấn Internet đồng thời cũng là một blogger (người viết blog) và là một chuyên gia công nghệ web: “Làm blog không chỉ để “đánh bóng” bạn và doanh nghiệp của bạn”.

Một khi blog được dựng nên và hoạt động, việc phổ biến nó có thể mở rộng thông qua các công cụ phát hành như feed - do trang web chủ cung cấp - qua đó khách hàng có thể đăng ký. Feed là các thông báo cho bạn khi có nội dung mới được thêm vào, giống như lời bình (comment) hay bài mới được đăng lên (post). Nhiều doanh nghiệp ngày nay có hẳn một bộ phận nhân viên chuyên quản lý các hoạt động internet như blog và các cửa hàng trên mạng.
“Cách làm cổ điển là thuê một công ty quản lý quan hệ quần chúng và tổ chức các buổi họp báo. Ngày nay người ta chỉ cần lập blog và điều hành nó cho tốt” - Patrick nói thêm. Đồng quan điểm, bà DeVere, cho rằng: “Một doanh nghiệp nhỏ mới khởi đầu không thể đủ tiền xây dựng một thương hiệu và quảng cáo. Sự đầu tư lớn nhất là thì giờ của bạn, việc xây dựng và điều hành một blog đòi hỏi rất nhiều thời giờ, nhưng bạn sẽ được trả cả vốn lẫn lời”.
(Theo New York Times)

20 cách để kinh doanh trực tuyến hiệu quả

Buôn bán, trao đổi sản phẩm đang ngày càng khẳng định vị trí thống soái trên không gian ảo, khi mà mọi người đua nhau thiết lập các trang web thương mại điện tử và bổ sung chức năng mua sắm trực tuyến trên trang web của mình.

Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn có thể đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng, nếu bạn biết cách xúc tiến hiệu quả.
Mới đây, chương trình cộng tác tại Amazon.com và những nhà bán lẻ trực tuyến khác đã được công bố. Chỉ bằng việc giới thiệu các khách ghé thăm trang web của bạn tới một quyển sách liên quan hay một sản phẩm nào đó trên Amazon.com, bạn đã có thể nhận hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua sắm nào của khách hàng này tại Amazon. Thành công của Amazon và nhiều công ty B2B khác đã khiến các nhà tư vấn kinh doanh trực tuyến không ít lần đưa ra lời khuyên rằng nếu có thể, hãy bán mọi thứ qua Internet. Song để bán được hàng, bạn cần có những chiến lược quảng bá thích hợp. Và 20 mật pháp dưới đây sẽ giúp bạn xúc tiến quảng bá hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả nhất:
Xúc tiến e-business ngoại tuyến.
1. Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.
2. Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.
3. Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá…. Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.
4. Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.
5. Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên.
6. Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.
7. Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn.
Xúc tiến e-bussiness trực tuyến.
8. Tận dụng và tối ưu hoá lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm thể hiện một cách tốt nhất hình ảnh trang web của bạn.
9.  Nếu bạn muốn quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, bạn có thể khai thác hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, nơi bạn sẽ trả tiền để có một đoạn quảng cáo nhỏ xuất hiện khi ai đó tìm kiếm thông tin qua các từ khoá nhất định.
10. Tổ chức cuộc chơi để cho bất cứ ai đăng ký vào trang web của bạn hay đăng ký nhận các bản tin trong một thời gian nhất định sẽ có cơ hội giành được một vài món quà miễn phí.
11. Hàng tuần gửi đi các bản tin qua e-mail cho các thành viên đăng ký trang web của bạn, với nội dung là những lời khuyên và thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay công ty của họ. Bạn hãy nhớ để cho các đường dẫn quay về trang web của bạn.
12. Cung cấp một số nội dung miễn phí cho các trang web khác. Đây là hành động có lợi cho cả hai bên: Các trang khác sẽ có được những bài viết miễn phí để quảng bá hình ảnh, trong khi bạn sẽ có thêm nhiều người ghé thăm trang web từ đường link mà bạn cung cấp, đồng thời tạo ra hình ảnh một chuyên gia thực thụ.
13. Gửi qua e-mail các bản tin xúc tiến kinh doanh được soạn thảo chuyên nghiệp và có trọng tâm hướng đến khách hàng. Hãy dành thời gian quan tâm tới nội dung và hình thức của e-mail: Bạn cần thông qua e-mail để đem lại một giá trị nào đó cho khách hàng, đồng thời không để nó trở thành thư rác.
14.  Đề nghị các trang web khác (không phải các trang web cạnh tranh) đặt đường link của họ trong trang web của bạn và, ngược lại, bạn cũng đặt đường link của bạn trên web của họ.
15.  Liên kết chặt chẽ với cộng đồng web để hàng trăm trang web có đường dẫn tới trang web của công ty bạn. Việc đó sẽ thu hút thêm người truy cập từ những trang web khác nhau có các nội dung liên quan.
16.  Chủ động tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận trực tuyến, và luôn ghi địa chỉ web trong phần chữ ký ở bên dưới. (Mặc dù vậy, đừng gắng sức quảng bá để bán hàng. Đa số các nhóm thảo luận đều không tán thành những hành vi như vậy và sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền cả nhóm).
17.  Bất cứ khi nào một ai đó đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn trên trang web, hãy gửi kèm cho họ một bộ catalogue hoàn chỉnh để họ quay trở lại với trang web trong các lần tiếp theo.
18.  Động viên những người ghé thăm trang web của bạn cho biết ý kiến về các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, qua đó giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến.
19.  Bạn không biết chắc các khách hàng muốn gì? Hãy thử một vài cuộc thăm dò trực tuyến nhằm tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và quan điểm đánh giá của họ về trang web của bạn.
20.  Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng yếu tố sáng tạo nào để mọi người nhắp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.
Có thể nói, sự xuất hiện của các hoạt động kinh doanh trực tuyến đem lại nhiều cơ hội mới cho cả công ty và các khách hàng nhờ những lợi thế mà không một phương thức kinh doanh nào khác có được, đó là tốc độ, sự thuận tiện và đơn giản. Giữa một “rừng” những cái tên công ty, trang web B2B, bạn phải thật sự nổi bật và được nhiều người biết đến và nhớ đến khi họ nghĩ đến hình thức mua bán trực tuyến. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nghĩ đến thành công thật sự trong không gian ảo này.
Nguồn : Sưu Tầm

Chiến lược kinh doanh hiệu quả

Chiến lược kinh doanh hiệu quả (13) : Phương pháp đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu

Không phải lúc nào cũng có thể xác định rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của một công ty.
 Một số người có thể nói: “Công ty chúng tôi khen thưởng cho thành tích hoạt động tốt”, trong khi những nhân viên khác của công ty đó có thể sẽ nói điều ngược lại.

Để tránh những nhận thức khác nhau này, bạn cần sử dụng một phương pháp liên quan đến nhiều người có hiểu biết và đại diện cho những bộ phận khác nhau trong tổ chức. Nhận xét tổng hợp của họ sẽ chính xác hơn là của một vài cá nhân nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng của họ.

Như James Surowiecki đã đề cập trong cuốn sách The Wisdom of Crowds: “Nếu bạn tập hợp một nhóm gồm nhiều người với nhiều thành phần đa dạng rồi yêu cầu họ đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi chung, chắc chắn những quyết định của nhóm sẽ sáng suốt hơn là quyết định của từng cá nhân đơn lẻ, dù cá nhân đó có thông minh và có kiến thức đến mức nào đi nữa”. Sau đây là phương pháp tổ chức tư duy tập thể với chín bước thiết thực:

Bước 1.
Chọn một cá nhân để việc phân tích dễ dàng. Người này nên được mọi người tin tưởng và nể trọng, đồng thời phải được nhìn nhận là người khách quan và không nghiêng về bất kỳ phe phái nào trong công ty.

Bước 2
. Xây dựng nhóm SWOT gồm các cá nhân có kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực bộ phận khác nhau trong công ty. Giống như bước 1, các thành viên trong nhóm nên được đồng nghiệp tin tưởng và nể trọng, đồng thời là những người khách quan và trung thực.

Bước 3
. Tư duy về các điểm mạnh của công ty hay phòng ban. Hãy thu thập ý kiến của mọi người. Hãy xem xét năng lực cốt lõi, điều kiện tài chính, cách thức quản lý và văn hóa tổ chức đã nêu trên. Ngoài ra, hãy chú ý đến vai trò lãnh đạo và khả năng ra quyết định, sự đổi mới, tốc độ, năng suất, chất lượng, dịch vụ, hiệu suất và các quy trình công nghệ ứng dụng.

Bước 4
. Ghi lại tất cả các đề xuất trên một sơ đồ. Tránh ghi chép trùng lắp. Hãy làm rõ rằng một số vấn đề có thể xuất hiện ở nhiều mục. Ví dụ, điểm mạnh của một công ty nằm ở dịch vụ khách hàng, nhưng điểm yếu cũng có thể xuất phát từ dịch vụ này. Mục tiêu của bạn là nắm bắt được càng nhiều ý tưởng trên các sơ đồ càng tốt. Việc đánh giá sẽ diễn ra sau đó.

Bước 5.
Hợp nhất các ý tưởng. Đặt tất cả các trang sơ đồ lên bảng. Dù bạn đã nỗ lực để tránh ghi chép trùng lắp, thì sự chồng chéo vẫn có thể xảy ra ở một mức độ nào đó. Hãy hợp nhất các điểm trùng lắp bằng cách hỏi nhóm xem những mục nào có thể kết hợp dưới cùng một tiêu đề. Hãy chống lại sự cám dỗ hợp nhất quá mức bằng cách đưa nhiều ý tưởng vào cùng một chủ đề. Nhưng lưu ý điều này thường dẫn đến sự thiếu tập trung.

Bước 6.
Làm rõ các ý tưởng. Hãy rà soát từng mục trên danh sách đã được hợp nhất và làm rõ bất kỳ mục nào mà những người tham gia còn thắc mắc. Lặp lại ý nghĩa của từng mục trước khi thảo luận. Hãy kiên trì xác định các điểm mạnh. Cố gắng kiềm chế không đưa ra bất kỳ giải pháp nào tại thời điểm này.

Bước 7
. Xác định ba điểm mạnh quan trọng nhất. Chỉ cần kiểm tra sự nhất trí, bạn có thể dễ dàng nhận diện ba điểm mạnh quan trọng nhất này. Nếu khó xác định điểm quan trọng thì bạn hãy cho những người tham gia vài phút để chọn ra những vấn đề ưu tiên hàng đầu của họ và biểu quyết chúng. Hãy cho phép từng thành viên trong nhóm đưa ra ba đến năm lá phiếu biểu quyết (ba nếu danh sách vấn đề gồm mười mục trở xuống, và năm nếu danh sách dài hơn). Nếu có sự ràng buộc hoặc lần biểu quyết đầu tiên vẫn chưa đi đến kết luận, hãy thảo luận về những mục được nhiều người đánh giá cao từ lần biểu quyết đầu tiên, sau đó hãy biểu quyết lại.

Bước 8
. Tóm tắt các điểm mạnh của công ty. Một khi ba điểm mạnh quan trọng nhất đã được xác định và thống nhất, hãy tóm tắt chúng vào một trang sơ đồ riêng biệt.

Bước 9.
Lặp lại từ bước 2 đến bước 6 về các điểm yếu. Cũng giống như các điểm mạnh, những lĩnh vực có điểm yếu của công ty hoặc phòng ban liên quan đến năng lực cốt lõi, tài chính, sự quản lý và văn hóa, khả năng lãnh đạo, khả năng ra quyết định, tốc độ, sự đổi mới, năng suất, chất lượng, dịch vụ, hiệu suất và công nghệ.

(Lưu ý: Bạn có thể dùng phương pháp này để lấy ý kiến tập thể về các mối đe dọa và cơ hội như đã được trình bày ở chương trước khi phân tích các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, có thể bạn cũng cần mở rộng nhóm SWOT để bao gồm cả những người từ bên ngoài công ty, chẳng hạn như nhà cung ứng biết rõ lĩnh vực bạn đang kinh doanh, những người mà bạn thường xuyên làm việc, nhà tư vấn giàu kinh nghiệm trong ngành, v.v.)

Sau khi hoàn tất quy trình chín bước này, nhóm SWOT nên tổng hợp các phát hiện của nhóm thành một báo cáo chính thức để trình cho các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chiến lược và các bên quan tâm khác. Và nếu bạn cũng đã làm điều tương tự cho việc phân tích các yếu tố bên ngoài, công ty bạn xem như đã sẵn sàng trong việc tạo lập chiến lược.

Tóm tắt


Năng lực cốt lõi là nền tảng cho bất kỳ chiến lược mới hoặc chiến lược được điều chỉnh nào.

Năng lực của một công ty, tổ chức chỉ có ý nghĩa khi được so sánh với năng lực của đối thủ cạnh tranh.

Hãy đánh giá thế mạnh tài chính của tổ chức bạn trước khi nghĩ về chiến lược. Một chiến lược mới có thể tốn kém, đặc biệt là nếu nó liên quan đến việc mua tài sản hay mua lại công ty khác.

Năng lực quản lý và văn hóa tổ chức cần thiết cho việc thay đổi chiến lược thành công.

Hãy xác định xem liệu tổ chức có sẵn sàng thay đổi bằng cách xác định những đặc điểm sau: cấp quản lý được nể trọng và làm việc hiệu quả; nhân viên cảm thấy có động lực cá nhân để thay đổi; tổ chức không khắt khe về cấp bậc; nhân viên quen làm việc với tinh thần hợp tác; có một môi trường văn hóa chịu trách nhiệm về kết quả; và thành quả tốt được khen thưởng xứng đáng.

Đừng phụ thuộc vào một vài cá nhân khi phân tích các yếu tố bên trong. Thay vào đó, hãy tổ chức một nhóm nhỏ bao gồm những người có hiểu biết đại diện cho các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Sử dụng quy trình chín bước được trình bày trong chương này để xác định những điểm yếu và điểm mạnh của tổ chức.
(Nguồn: First News và NXB Tổng hợp TPHCM //maxreading)

2 CEO Việt vào danh sách nữ doanh nhân xuất sắc châu Á




Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Vinamilk.

Trong 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á năm 2013 của Forbes, có tên lãnh đạo hai công ty lớn trên sàn chứng khoán Việt Nam là Vinamilk và Dược Hậu Giang.

Theo bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á năm 2013 của Forbes, Việt Nam có hai đại diện góp mặt. Đó là bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang.


Forbes bình luận Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất Việt Nam, đồng thời là blue-chip trên sàn chứng khoán. Kể từ khi niêm yết năm 2006, Vinamilk đã tăng trưởng đều đặn cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy 2012 là năm khó khăn với hầu hết các công ty Việt Nam, doanh thu Vinamilk vẫn tăng 23% lên 1,3 tỷ USD. Trong khi đó, lợi nhuận ròng tăng gần 40% lên 280 triệu USD. Bà Mai Kiều Liên đang nỗ lực đưa sản phẩm của Vinamilk ra thị trường quốc tế và đã xuất khẩu sang 23 nước.
Bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang.
Bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang.
Tạp chí này cũng khen ngợi kể từ khi gia nhập Dược Hậu Giang năm 1988, bà Phạm Thị Việt Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt. Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm. Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD.
Bà Mai Kiều Liên khởi nghiệp với tấm bằng kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976 và đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Vinamilk từ năm 1992 đến nay. Vinamilk là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên cổ phần hóa, thuộc top công ty có doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa lớn nhất Việt Nam. Bà Liên được biết đến là người phụ nữ quyết đoán và có suy nghĩ cấp tiến. Bà thực hiện việc đầu tư vùng nguyên liệu từ sớm, tiến hành tái cấu trúc công ty và đặt mục tiêu đưa Vinamilk lọt top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới với doanh thu 3 tỷ USD.
Năm 2012, bà được Forbes bầu chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Bên cạnh đó, bà cũng lọt top 50 Người Tiên phong trong lĩnh vực Kinh doanh, do độc giả VnExpress.net bình chọn.
Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga được bổ nhiệm làm Giám đốc Xí nghiệp Dược Hậu Giang năm 1988. Bà được được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, đưa Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.
Sinh ra và lớn lên trong kháng chiến, lại chịu tiếng thiệt thòi là ít học, bằng nỗ lực bản thân, bà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 2003 với đề tài nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp dược Việt Nam. Bà Nga đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới, nhờ những thành công vượt bậc trong kinh doanh cũng như hoạt động xã hội. Năm 2012, bà cũng lọt top 50 Người Tiên phong trong lĩnh vực Kinh doanh, do độc giả VnExpress.net bình chọn.