Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

7 sai lầm ngăn cản con bạn trở thành nhà lãnh đạo thế giới

Sự bao bọc và tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ đôi khi lại là yếu tố cản trở con cái phát triển mạnh mẽ, độc lập và trở thành những nhà lãnh đạo với tiềm năng sẵn có của chúng.

Tiến sĩ Tim Elmore đã chia sẻ về 7 hành vi sai lầm của cha mẹ khiến con cái không thể trở thành các nhà lãnh đạo. Ông là nhà sáng lập và chủ tịch của Growing Leaders, một tổ chức chuyên huấn luyện những người trẻ trở thành các nhà lãnh đạo tương lai.


1. Không để con cái nếm trải sự mạo hiểm

Chúng ta sống trong một thế giới luôn cảnh báo về nguy hiểm trong mọi việc chúng ta làm. Mối bận tâm “an toàn là trên hết” càng củng cố thêm nỗi sợ mất con của chúng ta, vì thế chúng ta làm mọi việc có thể để bảo vệ chúng. Điều đó đã gây hiệu ứng ngược.

Các nhà tâm lý học tại châu Âu đã phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ không bao giờ được chơi bên ngoài và bị trầy da thì khi lớn lên chúng sẽ trở thành một người lớn luôn bị ám ảnh, sợ sệt. Bọn trẻ cần phải ngã vài lần để hiểu được rằng điều đó là bình thường. Nếu các bậc cha mẹ loại bỏ mối rủi ro khỏi cuộc sống của đứa trẻ, chúng ta sẽ chứng kiến những nhà lãnh đạo kiêu ngạo và thiếu tự trọng trong tương lai.

2. “Giải cứu” quá nhanh

Thế hệ thanh niên hiện nay không có được những kỹ năng sống như các thế hệ trước đây vì người lớn đã nhào xuống và giải quyết các vấn đề cho chúng. Khi chúng ta giải cứu quá nhanh và quá nuông chiều con cái với “sự trợ giúp”, chúng ta đã loại bỏ sự cần thiết phải tự mình vượt qua khó khăn và giải quyết vấn đề của chúng. Cách hành xử này của các bậc phụ huynh đã để lỡ điểm quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo - khả năng tự làm mà không cần sự giúp đỡ. Sớm hay muộn, bọn trẻ sẽ quen với việc có người giải cứu chúng: “Nếu mình thất bại hay thiếu sót, người lớn sẽ giải quyết êm đẹp, và dọn dẹp hậu quả cho mình”. Điều đó khiến con cái chúng ta không thể trở thành những người lớn có đủ khả năng.

3. Khen ngợi con quá dễ dàng

Khi chúng ta khen con quá dễ dàng và không để ý đến những hành vi xấu, bọn sẽ sẽ học cách gian dối, phóng đại và nói dối để trốn tránh thực tại. Chúng không có phản xạ để đối mặt với điều đó.

4. Sai lầm trong cách chỉ dạy con

Là cha mẹ, chúng ta có xu hướng trao cho con cái những thứ chúng cần khi khen thưởng con, nhất là những đứa trẻ trong gia đình đông con. Khi một đứa làm tốt việc gì đó, chúng ta cảm thấy thật không công bằng khi khen và thưởng đứa này mà không làm thế với đứa khác. Điều này không thực tế và để lỡ cơ hội củng cố quan điểm với bọn trẻ là thành công tùy thuộc vào hành động. Hãy cẩn thận, đừng dạy chúng rằng đạt điểm số tốt sẽ được đi siêu thị. Nếu mối quan hệ của chúng ta dựa trên những phần thưởng mang tính vật chất, bọn trẻ sẽ chỉ cảm nhận được động lực mang tính vật chất chứ không phải là tình yêu vô điều kiện.

5. Không chia sẻ với con về sai lầm trong quá khứ của mình

Những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cần tự mình thử mọi thứ. Là người lớn, chúng ta phải cho phép chúng làm như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể giúp chúng định hướng. Hãy chia sẻ với chúng những sai lầm bạn từng phạm phải khi ở độ tuổi chúng theo cách giúp chúng học được cách đưa ra quyết định đúng.

Thêm nữa, bọn trẻ cần phải được chuẩn bị để giải quyết những sai lầm và đối mặt với hậu quả từ các quyết định của chúng. Hãy chia sẻ với chúng cảm giác của bạn khi bạn phạm phải sai lầm tương tự trong quá khứ, điều gì đã dẫn đến hành động của bạn, và bài học thu được từ kết quả đó. Vì chúng ta không phải là những người duy nhất có ảnh hưởng tới con cái, nên chúng ta phải là những người có ảnh hưởng tốt nhất.

6. Lầm tưởng sự thông minh, tài năng với sự trưởng thành

Sự thông minh thường được sử dụng như thước đo sự trưởng thành của một đứa trẻ, và kết quả là các bậc cha mẹ cho rằng đứa trẻ thông minh đã sẵn sàng bước ra thế giới. Thực ra không phải như vậy. Ví dụ, một số vận động viên chuyên nghiệp và sao nhí Hollywood sở hữu những tài năng khó tin nhưng vẫn vấp phải những vụ tai tiếng. Tài năng chỉ là một khía cạnh trong cuộc đời của một đứa trẻ, và đừng cho rằng nó bao trùm lên tất cả các khía cạnh khác.

7. Không làm những việc mà chúng ta rao giảng cho con


Là cha mẹ, trách nhiệm của chúng ta là phải làm gương, sống cuộc sống mà chúng ta mong muốn con sống. Để giúp chúng sống một cuộc sống có cá tính và độc lập, tin cậy trong hành động và lời nói, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách chỉ nói những lời nói trung thực. Hãy chú ý những hành vi của bạn mà người khác có thể nhận ra, vì con bạn cũng sẽ nhận ra. Ví dụ, nếu bạn không chen ngang, con bạn sẽ hiểu điều đó cũng là không thể chấp nhận được đối với chúng. Hãy cho các con của bạn thấy ý nghĩa của sự vị tha và vui vẻ khi tự nguyện tham gia một công việc phục vụ hoặc một tổ chức cộng đồng.

Quan trọng là các bậc cha mẹ phải tự ý thức được lời nói và hành vi của họ khi tương tác với con cái, hoặc với người khác khi con đang ở gần. Hãy quan tâm tới việc rèn luyện chúng, chứ không chỉ đơn thuần trao cho chúng một cuộc sống tốt đẹp. Huấn luyện chúng nhiều hơn là nuông chiều.

Bạn có thể bắt đầu từ những hành vi sau:

1. Nói về những vấn đề bạn ước mình có thể biết về tuổi trưởng thành.

2. Cho phép chúng thử sức mọi thứ có vẻ quá sức với chúng, thậm chí hãy để chúng thất bại.

3. Thảo luận về những hậu quả trong tương lai nếu chúng không tuân theo một số quy tắc kỷ luật nhất định.

4. Giúp chúng gắn thế mạnh của chúng với những vấn đề trong thế giới thực.

5. Trao cho chúng những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn để chúng học được cách trì hoãn sự hài lòng.

6. Dạy chúng rằng cuộc sống là những lựa chọn và trả giá, chúng không thể làm được tất cả mọi điều.

7. Khởi xướng (hoặc mô phỏng) các công việc của người lớn như trả tiền hoặc thực hiện các vụ mua bán.

8. Giới thiệu chúng với những chuyên gia cố vấn tiềm năng trong mạng lưới của bạn.

9. Giúp chúng hình dung ra một tương lai đầy đủ và thảo luận về các bước để đạt được điều đó.

10. Ăn mừng tiến bộ chúng đạt được trong việc tự chủ và trách nhiệm.

Dịch từ Forbes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét